Nếu không muốn mất việc, đừng khiến sếp bạn “phát điên” bởi những câu nói ngu ngốc này!
Mối quan hệ sếp - nhân viên luôn giống như một chiếc cầu bập bênh. Ngay cả các quản lý tốt nhất cũng có thể gây khó khăn nếu những câu nói của nhân viên khiến họ bực bội. Do đó, để công việc luôn suôn sẻ, dưới đây là những câu bạn nên tránh khi nói chuyện với boss.
Đó không phải việc của tôi
Công việc của bạn có thể rất cụ thể nhưng nếu muốn trở thành nhân viên nổi trội, bạn nên làm bất cứ điều gì giúp boss thành công. Luôn sẵn sàng làm nhiều hơn dự kiến hoặc tìm hiểu thêm về những phương pháp mới, kết quả thu về cho bạn nhiều hơn là một công việc ổn định.
Tôi sẽ bỏ nếu…
“Tối hậu thư” này chẳng khác nào một lời đe dọa ngầm tới boss và không có bất kỳ vị sếp nào thích điều này. Đối với những vị boss thẳng tay, họ sẵn sàng đóng gói và trao trả bạn về “bến đỗ thất nghiệp” ngay lập tức.
Tôi không thể đến trong ngày hôm nay
Đôi khi bạn bị ốm hay bận chuyện gia đình, câu nói này sẽ rất bình thường. Nhưng nếu tần suất xuất hiện ngày càng nhiều, điều này khiến sếp ngán ngẩm và rất có thể, bạn sẽ được liệt vào nhóm “nguy hiểm”.
Tôi không thể làm với mức lương này
Khi bạn chấp nhận vị trí của mình, đồng ý mức lương cũng như thỏa thuận trong hợp đồng, trách nhiệm của bạn là hoàn thành tốt công việc và ngừng phàn nàn, kêu ca.
Tôi có mặt ở đây chỉ để kiếm tiền
Thật không thông minh khi đề cập trực tiếp đến vấn đề này, cho dù đó là sự thật hay không. Kiếm tiền là mục đích chung của cả thế giới nhưng những nhân viên chăm chỉ, năng suất có khả năng “cá kiếm” nhiều hơn bởi họ được tăng lương hoặc thăng chức sau khi hoàn thành tốt công việc.
Đặc biệt ghi nhớ rằng, kiếm tiền không phải mục đích duy nhất bạn làm việc, mà nó còn có cả niềm đam mê.
Đó không phải lỗi của tôi
Vậy là lỗi của sếp sao? Khi có điều gì sai, tránh chơi trò đổ lỗi; thay vào đó, tập trung vào việc làm thế nào để khắc phục và hoàn thành công việc tốt hơn.
Ông chủ trước của tôi không làm như vậy
Cho dù bạn đang nói về boss trước đây hay boss tiền nhiệm của sếp hiện tại đều không thích hợp. Đơn giản vì bạn đang sống cho hiện tại và tương lai, sếp của bạn có quyền đưa ra các quyết định cũng như phương pháp làm việc mới.
Tôi không thể
Đây chính là câu nói khiến bạn vô cùng mất điểm trong mắt người khác. Bạn nên loại bỏ ngay từ “không thể” ra khỏi từ điển. Hãy tỏ ra luôn sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, đây chính là cách tốt nhất giúp công việc của bạn luôn ổn định và thăng tiến.
Sếp chưa hề bảo tôi làm việc đó
Ngay cả khi boss “chẳng may quên”, bạn cũng nên tự biết nhiệm vụ của mình và hoàn thành thật tốt. Đừng lúc nào cũng phải đợi lệnh mới thực hiện, bởi đôi khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc cũng như sự đánh giá, nhìn nhận của cấp trên về năng lực của bạn.
Tôi rất buồn ngủ
Thậm chí, tối qua bạn có làm việc vất vả hay chăm sóc bé con nhà bạn cả đêm, sếp cũng không có nghĩa vụ cần phải biết điều đó.
Thật không công bằng
Luôn so sánh mình với đồng nghiệp chỉ khiến bạn trở nên nhỏ mọn và ghen tị. Thay vào đó, hãy làm nổi bật nét độc đáo riêng và gây ấn tượng với ông chủ bằng cách thực hiện nhiệm vụ thật tốt. Tránh chỉ ra những “ưu đãi” mà bạn cho rằng, những người khác có thể nhận được còn bạn thì không.
Tôi chán nản
Thay vì phàn nàn về danh sách công việc “rỗng” của mình, hãy xông xáo nhìn xung quanh xem có ai cần sự giúp đỡ hay không. Nếu bạn sẵn sàng làm việc nhiều hơn, nói với boss về mong muốn giải quyết những thách thức bổ sung và nêu tên những việc cụ thể bạn muốn tìm hiểu.
Sếp sai rồi
Sếp không phải lúc nào cũng đúng, có nhiều khi họ làm sai và bạn dễ dàng phát hiện ra. Tại thời điểm đó, đừng dội gáo nước lạnh vào đầu họ bởi các câu đại loại như “sếp sai rồi”, hãy nhẹ nhàng khéo léo đưa ra quan điểm. Nếu bạn thể hiện quan điểm đúng cách, sếp có thể sẽ tôn trọng và tin tưởng bạn hơn.
Tôi bỏ việc!
Đừng đột ngột thốt ra những câu tiêu cực như vậy. Nếu bạn muốn nghỉ việc, thông báo với sếp trước hai tuần hoặc 1 tháng và chỉ sau khi bạn tìm được công việc mới.