Nếu muốn bệnh tiểu đường không nặng thêm, hãy "bỏ túi" 6 lời khuyên quan trọng này
Khi một lượng đường lớn bị bài tiết thông qua nước tiểu, sẽ xuất hiện các triệu chứng khát nước, dẫn đến uống nhiều, đi tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn bị sút cân, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống và thậm chí đe dọa sức khỏe.
- 19-10-2017Bệnh tiểu đường ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng
- 05-10-2017Khi có 4 dấu hiệu này ở bàn chân, có thể bạn đã rơi vào "bẫy" bệnh tiểu đường
- 24-09-2017Những sự kết hợp thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường
Khi đã bị tiểu đường, cần quản lý sức khỏe thế nào để sống khỏe mạnh hơn?
Bệnh tiểu đường là một loại bệnh lý phổ biến liên quan đến vấn đề trao đổi chất. Bệnh xuất hiện do thiếu tuyệt đối hoặc tương đối lượng insulin dẫn tới nồng độ đường trong máu tăng cao.
Khi một lượng đường lớn bị bài tiết thông qua nước tiểu, sẽ xuất hiện các triệu chứng khát nước, dẫn đến uống nhiều, đi tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn bị sút cân, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống và thậm chí đe dọa sức khỏe.
Tiểu đường là căn bệnh cần phải điều trị lâu dài, một khi đã mắc bệnh là bạn phải coi như nó là "bạn đồng hành" cả đời. Vì vậy, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý đến việc ăn uống, tập luyện và uống thuốc một cách khoa học, toàn diện. Muốn kéo dài tuổi thọ bao nhiêu, bạn phải nghiêm túc chăm sóc sức khỏe bấy nhiêu.
Sau đây là công thức "vàng" dành cho người mắc bệnh, muốn phòng bệnh cũng cần tham khảo sớm.
1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Người mắc tiểu đường bắt buộc phải ăn uống khoa học, lành mạnh, nên chia thành nhiều bữa ăn, ăn số lượng ít, ăn chậm nhai kỹ, cân bằng và điều độ trong lựa chọn thức ăn chế độ ăn uống thường xuyên, ăn nhiều bữa nhỏ, ăn chậm nhai kỹ. Luôn chú ý chế độ ăn ít muối, ít mỡ, ít đường.
2. Duy trì việc tập thể dục hợp lý
Người khỏe mạnh đã cần tập thể dục, người có bệnh lại cần phải chú ý điều này. Bài tập tối ưu nhất cho người tiểu đường nên là đi bộ, chạy chậm, bơi, đi xe đạp. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn những môn thể thao khác phù hợp với điều kiện của bản thân.
Trong quá trình tập luyện, các cơ bắp sẽ đốt cháy nhiều calo để giúp bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả hơn.
3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Người có bệnh tiểu đường bắt buộc phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, đo lượng đường trong máu. Đặc biệt là những người đã mắc tiểu đường lâu ngày, bệnh nhân cao tuổi đang uống thuốc thì càng phải quan tâm hơn đến việc tái khám.
Bởi vì khi đang uống thuốc, nếu không kiểm soát tốt, không khám đều đặn, có thể rơi vào tình trạng thuốc quá liều, làm cho lượng đường hạ xuống quá thấp. Các dấu hiệu của hiện tượng hạ đường huyết là đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, cảm thấy đói, đổ mồ hôi lạnh.
4. Dùng thuốc đúng
Khi có bệnh được bác sĩ kê đơn, bạn phải kiên trì uống thuốc theo quy định, uống đúng liều lượng và thời gian, không tùy tiện tự uống theo ý mình.
5. Kiểm tra sức khỏe bàn chân
Người bị tiểu đường bắt đầu từ bàn chân, điều này hầu như chúng ta đều đã biết. Vì vậy, người bệnh cần chăm sóc bảo vệ bàn chân cẩn thận.
Nếu phát hiện bàn chân bị khô ráp, nứt nẻ, nổi cục, hoặc thường xuyên bị lạnh, bị nóng quá thì nên cẩn thận. Khi đã có những dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện triệu chứng tiểu đường, thì phải khẩn trương đi khám.
6. Định kỳ khám mắt
Tiểu đường là một căn bệnh có tính toàn thân, hệ thống. Khi có bệnh, các bệnh về mắt như vi mạch, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc và một loạt các bệnh về mắt sẽ phát sinh. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần khám sức khoẻ thị lực hàng năm để phòng ngừa.
Tiểu đường là bệnh mãn tính, trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đồng thời phải điều trị suốt đời. Không những thế, điều trị bệnh không phải là chữa một thứ duy nhất, mà phải điều trị tổng hợp, toàn diện. Cách tốt hơn hết là mọi người nên triệt để phòng bệnh, bắt đầu từ việc hạn chế đồ ngọt.
*Theo Health/Sohu
Trí thức trẻ