Nếu muốn thăng tiến trong công việc, hãy thành thạo 10 kỹ năng mềm này
Muốn tiến xa trong sự nghiệp của mình vào năm 2020, việc áp dụng tư duy tăng trưởng nên được đặt đầu danh sách ưu tiên của bạn.
- 28-11-2019Muốn tự do tài chính phải dũng cảm thay đổi tư duy: Kiểm soát và đầu tư tiền bạc theo cách của người giàu sẽ cho bạn kết quả xứng đáng!
- 26-11-2019"Không phải anh có 10 năm kinh nghiệm làm việc, mà là anh đem 1 năm kinh nghiệm dùng tới tận 10 năm”: 6 tư duy vàng tạo nên một người thành công, phú quý cả đời
Theo Báo cáo của Udemy năm 2020 về các xu hướng học tập tại nơi làm việc, tư duy phát triển (hay khả năng không ngừng học hỏi để thích nghi với thay đổi) được xem là kỹ năng mềm quan trọng nhất để thành công trong sự nghiệp.
Tại sao một tư duy tăng trưởng lại quan trọng
Muốn tiến xa trong sự nghiệp của mình vào năm 2020, việc áp dụng tư duy tăng trưởng nên được đặt đầu danh sách ưu tiên của bạn.
Một báo cáo của McKinsey & Company chỉ ra rằng đến năm 2030, 800 triệu lao động toàn cầu có thể mất việc làm vì sự thay thế của robot, máy móc hiện đại. Vì vậy, trước khi tự động hóa và máy móc đe dọa sẽ "thế chân" công việc và người lao động, chúng ta ngày càng phải tập trung vào việc phát triển tư duy tăng trưởng.
Đây là lúc tư duy tăng trưởng thể hiện được tầm quan trọng của mình: Những người có động lực để đạt được mức thành tích cao hơn (thay vì chỉ mãi gắn bó với các kỹ năng cố định), bằng cách học hỏi những kỹ năng mới không bị thay thế bởi công nghệ tương lai, sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn khi đối mặt với thất bại.
Yếu tố con người
Theo Shelley Ostern, phó chủ tịch học tập tại Udemy, một xu hướng khác mà bà nhận thấy ở người dùng là sự quan tâm ngày càng lớn đối với các kỹ năng đòi hỏi yếu tố con người như tư duy phản biện và trí tuệ cảm xúc. Đây là những kỹ năng "bẩm sinh" của con người, khiến chúng ta khác biệt với máy móc.
Tư duy phản biện và trí tuệ cảm xúc khiến chúng ta khác biệt với máy móc.
Bà Osborne cho biết thêm: "Con người nhận thức rõ hơn về thực tế rằng các kỹ năng mềm đang ngày càng phù hợp hơn và nhất là chúng không thể bị công nghệ thay thế". "Chẳng hạn, sáng tạo và đổi mới là những thứ mà một cỗ máy sẽ không thể hỗ trợ cho chúng ta được".
Ngay cả những lãnh đạo trong ngành như Elon Musk cũng chỉ ra rằng sẽ đến lúc máy móc trở nên tiên tiến đến mức chúng có thể tự lập trình. Khi điều đó xảy ra, trong một số trường hợp, chỉ các doanh nghiệp và công việc tập trung vào tương tác giữa con người mới có thể tiếp tục phát triển mạnh.
Ngoài ra, một nghiên cứu của IBM báo cáo rằng mặc dù ước tính 120 triệu lao động trên toàn thế giới sẽ cần phải đào tạo lại trong ba năm tới do sự phát triển nhanh chóng của AI và tự động hóa nhưng các lãnh đạo doanh nghiệp vẫn xem khả năng thích ứng, kỹ năng quản lý thời gian và làm việc nhóm là những kỹ năng quan trọng nhất mà lực lượng lao động ngày nay cần thành thạo.
Báo cáo của Udemy cũng lưu ý tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa công ty nhằm khuyến khích và cung cấp các công cụ cho nhân viên để cải thiện các kỹ năng này. Các nền tảng học tập phổ biến như LinkedIn Learning, Degreed, Coursera, edX, FutureLearn và Udacity có thể giúp ích đáng kể về vấn đề này.
Theo Udemy, dưới đây là những kỹ năng mềm mà người lao động cần rèn luyện nhều nhất:
Tư duy tăng trưởng: Khả năng học hỏi liên tục và sẵn sàng thích nghi với thay đổi.
Sáng tạo: Phát triển ý tưởng mới, áp dụng các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề hiện có.
Làm chủ sự tập trung: Khai thác sự tập trung để đưa ra quyết định ngắn hạn và dài hạn tốt hơn.
Đổi mới: Cải thiện dựa trên ý tưởng, khái niệm, quy trình hoặc phương pháp hiện có để đạt được kết quả mong muốn
Kỹ năng giao tiếp: Nắm bắt thông tin thông qua nói, nghe và quan sát.
Kỹ năng kể chuyện: Sắp xếp các ý tưởng và dữ liệu thành một câu chuyện toàn diện.
Nhận thức về văn hóa: Khả năng tương tác, làm việc và phát triển các mối quan hệ có ý nghĩa với các nền văn hóa khác nhau trong tổ chức một cách hiệu quả.
Tư duy phản biện: Phân tích và đánh giá khách quan để hình thành phán đoán về một chủ đề.
Kỹ năng lãnh đạo: Cung cấp hướng dẫn trong một tổ chức.
Trí tuệ cảm xúc: Thực hành kiểm soát, thể hiện và quan sát mối quan hệ giữa các cá nhân với những người ở nơi làm việc.
Tham khảo từ CNBC