Nga bất ngờ tăng nhập khẩu một mặt hàng của Việt Nam gấp 3 lần chỉ trong 1 tháng, là mỏ vàng tỷ USD đứng thứ 3 thế giới của nước ta
Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu đua Top thế giới của Việt Nam.
- 31-10-2023Sau gạo và đường, thêm một loại nông sản gặp bão giá do Ấn Độ - Là mặt hàng Việt Nam cũng đang nhập khẩu hàng triệu tấn
- 31-10-2023Nhiều cường quốc 'xếp hàng' nhập khẩu, có thị trường tăng gần 12.000% - Giá “hạt ngọc” của Việt Nam tăng ra sao kể từ đầu năm?
- 30-10-2023Gây tranh cãi tại Việt Nam, Mixue tăng tốc thâm nhập vào một thị trường khó nhằn nơi chuỗi Starbucks có 1.800 cửa hàng - Quán cà phê mọc như nấm với giá cực rẻ
Nhóm hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và mang về hàng chục tỷ USD mỗi năm. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 9/2023 đã thu về 2,56 tỷ USD, giảm mạnh 25,5% về trị giá so với tháng trước đó. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, mặt hàng này của Việt nam đã thu về hơn 25,09 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét theo thị trường, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Mỹ nhiều nhất với 44% thị phần, sau đó là Nhật Bản và Hàn Quốc với thị phần lần lượt là 11% và 10%.
Đáng chú ý, xuất khẩu hàng dệt may sang Nga ghi nhận mức tăng đột biến trong tháng 9/2023, cụ thể trong tháng 9, Việt Nam thu về hơn 35,9 triệu USD từ xuất khẩu hàng dệt may sang Nga, tăng gần gấp 3 lần so với tháng 8/2023 (180%). Tính chung trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này sang Nga thu về hơn 283 triệu USD, tăng mạnh đến 76% so với cùng kỳ năm 2022 và là một trong những thị trường tăng trưởng mạnh nhất của mặt hàng này.
Dệt may cũng là mặt hàng có trị giá lớn nhất trong tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong 9 tháng đầu năm với tỷ trong 24%. Bên cạnh đó, các mặt hàng của Việt Nam được Nga ưa chuộng còn bao gồm cà phê, cao su, hạt tiêu, chè,…
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi những yếu tố bất ổn về kinh tế, chính trị kéo theo lạm phát, làm kìm hãm các chỉ tiêu tiêu dùng từ các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Đặc biệt, đây không phải là nhóm hàng thiết yếu nên tỷ lệ sụt giảm rất cao.
Xuất khẩu các mặt hàng dệt may trong 9 tháng đầu năm nay mới đạt hơn 25 tỷ USD, còn cách rất xa kế hoạch xuất khẩu 45 - 48 tỷ USD đề ra trong năm 2023. Trong khi đó trong năm 2022, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 37,5 tỷ USD, đứng thứ 3 về quy mô, sau Trung Quốc và Bangladesh.
Về triển vọng phục hồi cả ngành, một số tổ chức nghiên cứu đều cho biết thị trường những tháng cuối năm bắt đầu xuất hiện một số tín hiệu tích cực dù vẫn phải đối mặt với thiếu đơn hàng và chi phí đầu vào tăng. Tại báo cáo phân tích về ngành dệt may mới nhất, Chứng khoán SSI Research cho rằng, đơn đặt hàng đối với ngành dệt may Việt Nam dự kiến sẽ được cải thiện dần từ quý 4/2023.
SSI Research dự báo giá bán của hàng may mặc xuất khẩu sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp, thấp hơn khoảng 20% so với mức bình quân trong nửa đầu năm 2022 và chỉ cải thiện nhẹ đối với đơn hàng FOB.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư