Nga chạy đua với quốc gia vừa là đồng minh, vừa là đối thủ để bơm 'vàng đen' cho nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới
Saudi Arabia và Nga sẽ cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
- 13-02-2023Giá xăng tăng 620 đồng, dầu giảm mạnh gần 1.000 đồng/lít
- 11-02-2023Đây là 'đòn đáp trả' đầu tiên của Nga sau lệnh trừng phạt dầu thô của G7
- 11-02-2023Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 1/2023: Ông vua doanh số biến mất khỏi bảng xếp hạng
Ảnh minh họa.
Nhu cầu dầu của Trung Quốc ngày càng tăng khi nước này mở cửa trở lại sau các hạn chế vì dịch bệnh Covid-19 kéo dài gần 3 năm. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ chiếm một nửa mức tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay với tổng nhu cầu dầu thế giới đạt mức kỷ lục.
Trước viễn cảnh "béo bở" đó, 2 thành viên dẫn đầu của nhóm OPEC+ là Saudi Arabia và Nga sẽ cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này.
Ảnh minh họa.
Tuần trước, Saudi Arabia đã gây bất ngờ cho thị trường dầu mỏ khi tăng giá bán chính thức (OSP) cho loại dầu thô chủ lực của nước này xuất sang châu Á, Mỹ và châu Âu vào tháng 3.
Theo đó, Tập đoàn Saudi Aramco đã nâng giá dầu thô Arab Light sang châu Á cho các chuyến hàng tháng 3 thêm 0,2 USD/thùng lên mức cao hơn 2 USD/thùng so với mức trung bình của chuẩn Dubai/Oman, mức chuẩn mà dầu của Trung Đông được định giá ở châu Á.
Đồng thái đầy bất ngờ này là lần tăng giá dầu đầu tiên của quốc gia Trung Đông tại châu Á kể từ tháng 9/2022 và có khả năng phản ánh kỳ vòng của Saudi Arabia rằng nhu cầu ở châu Á sẽ tăng từ quý thứ 2 trở đi.
Không chỉ Saudi Arabia lạc quan về sự phục hồi nhu cầu dầu thô của Trung Quốc. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng nhận định, việc mở cửa trở lại đang gây áp lực lên nhu cầu dầu mỏ toàn cầu và một nửa mức tăng trưởng nhu cầu trong năm nay sẽ đến từ sự tăng trưởng tiêu thụ của Trung Quốc.
Cơ quan này cho biết trong Báo cáo thị trường dầu tháng 1 rằng nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,9 triệu thùng/ngày vào năm 2023, lên mức kỷ lục 101,7 triệu thùng/ngày, với gần một nửa mức tăng đến từ Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế về dịch Covid-19.
Đồng thời, IEA lưu ý thêm rằng: "Trung Quốc sẽ thúc đẩy gần một nửa mức tăng trưởng nhu cầu toàn cầu ngay cả khi hình thức và tốc độ mở cửa trở lại của nước này vẫn chưa chắc chắn".
Theo IEA, lệnh cấm của EU đối với các sản phẩm dầu của Nga - có hiệu lực từ ngày 5/2 - có thể sớm đồng nghĩa với việc "sự cân bằng dầu được cung cấp tốt vào đầu năm 2023 có thể nhanh chóng bị thắt chặt do các lệnh trừng phạt của phương Tây tác động đến xuất khẩu của Nga".
Tuy nhiên, theo dữ liệu của Refinitiv Oil Research, xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc đang tăng vọt lên mức ước tính 2,03 triệu thùng/ngày trong tháng 1, tăng từ 1,52 triệu thùng/ngày trong tháng 12. Để so sánh, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Saudi Arabia đạt trung bình khoảng 1,77 triệu thùng/ngày trong tháng trước.
Trong khi đó, theo Energy Aspects, các công ty nhà nước khổng lồ của Trung Quốc, bao gồm PetroChina và CNOOC, gần đây đã mua thêm dầu thô của Nga và có thể tăng cường nhập khẩu từ Nga để đáp ứng nhu cầu với giá chiết khấu hơn. Nếu Trung Quốc bắt đầu lấp đầy kho dự trữ của mình, lượng dầu nhập khẩu từ Nga có thể tăng lên 2,5 triệu thùng/ngày, Bloomberg lưu ý.
Ngoài ra, Nga đã chuyển phần lớn xuất khẩu dầu nhiên liệu và dầu chân không (VGO) sang châu Á và Trung Đông ngay cả trước khi lệnh cấm vận của EU đối với các sản phẩm dầu của Nga có hiệu lực. Và các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc sẽ bắt tay vào chế biến thành xăng và dầu diesel rồi xuất sang các thị trường đang khan hiếm nguồn cùng.
Với việc Trung Quốc mở cửa trở lại, Saudi Arabia sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ đối tác OPEC+ của họ - Nga, để giành thị phần tại nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.
Tham khảo: Oilprice
Nhịp sống thị trường