Nga chiến thắng trong cuộc chơi trừng phạt với phương Tây
Các biện pháp trừng phạt vốn nhằm trừng trị giới tinh hoa tại Moscow, nhưng thay vào đó, chúng lại kích thích kinh tế phát triển và khơi gợi lòng yêu nước.
- 14-02-2019Tổng thống Putin muốn trở thành VĐV khúc côn cầu sau khi kết thúc nhiệm kỳ
- 03-02-2019Uy lực loại vũ khí Tổng thống Putin dọa sẽ phát triển sau khi Mỹ rút khỏi INF
- 01-02-2019Vì sao máy nghe lén và tin tặc không xâm nhập nổi hệ thống của Putin?
Các biện pháp trừng phạt nước Nga hiện nay là một ví dụ điển hình cho thấy những hệ quả khó lường: những biện pháp này giúp người nông dân Nga có được lợi thế bất ngờ. Các biện pháp trả đũa nhắm tới thực phẩm nhập khẩu phương Tây ban đầu khiến người tiêu dùng tại đây lao đao do chưa có mặt hàng thay thế phô mai và thực phẩm đã qua chế biến của châu Âu. Tuy nhiên, tới năm 2016, hiệu ứng thay thế nhập khẩu đã kích thích nước Nga phát triển và nắm giữ vị trí nhà xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. Trong khi nước Mỹ đánh mất thị phần trên thị trường nông sản do ảnh hưởng từ thuế quan của ông Trump và chiến tranh thương mại, thì Nga đã chủ động khắc phục tình hình.
Các biện pháp trừng phạt
Đầu năm 2014, sau khi Nga sát nhập Crimea vào lãnh thổ của mình và liên quan tới các phong trào ly khai tại miền đông Ukraine, Mỹ, EU và nhiều quốc gia phương Tây khác đã áp dụng lệnh trừng phạt với quốc gia này. Trong suốt năm 2014, các biện pháp trừng phạt đã thắt chặt từ lĩnh vực ngoại giao sang hạn chế một số cá nhân và tổ chức cụ thể, và cuối cùng, vào tháng 7 và tháng 9, cản trở hoạt động thuộc các lĩnh vực tài chính, quốc phòng và năng lượng của Nga.
Vào tháng 8/2014, Nga khởi xướng các biện pháp đáp trả bao gồm cấm nhập khẩu một số loại thực phẩm từ Mỹ và EU, từ các mặt hàng chủ lực tới cao cấp. Dù đã tăng cường nhập khẩu từ các quốc gia không áp dụng biện pháp trừng phạt, nhưng Nga vẫn không thể bù đắp tình trạng thiếu một số thực phẩm trọng yếu.
Ảnh hưởng
Nước Nga đã nếm trải "cay đắng" từ các biện pháp trừng phạt: biến động tăng trên thị trường ngoại tệ làm giảm giá trị đồng rup và gây áp lực lạm phát; hạn chế tiếp cận thị trường tài chính; và khủng hoảng tiêu dùng và đầu tư. Nhập khẩu giảm sâu vào quý ba năm 2014. Giá dầu thế giới giảm mạnh trong quý bốn năm 2014 thậm chí còn gây ra ảnh hưởng sâu rộng hơn đối với nền kinh tế Nga. Cuối năm 2014 và đầu năm 2015, giá dầu tiếp tục giảm khiến doanh thu từ xuất khẩu của Nga giảm một phần ba. Các biện pháp trừng phạt tài chính khiến Nga không thể vay tiền để ngăn cản giá dầu lao dốc.
Bên cạnh đó, các biện pháp trả đũa đã ảnh hưởng tới 9,5 tỉ USD giá trị thực phẩm hàng năm, tương đương gần 1/10 tổng lượng thực phẩm tiêu thụ tại Nga và 25% lượng thực phẩm nhập khẩu. Nhìn chung, tỉ lệ thực phẩm xuất khẩu trong tổng lượng thực phẩm tiêu dùng đã giảm từ 1/3 trong năm 2014 xuống còn trên 20% trong quý hai năm 2017.
Trước tình hình này, giá cả leo thang ngay lập tức. Vào tháng 2/2015, lạm phát thực phẩm đạt trên 23%. Các hộ gia đình thay đổi thói quen mua đồ ăn và ăn uống, và lựa chọn thực phẩm trong nước có giá thành thấp hơn thay vì sử dụng thực phẩm nhập khẩu. Chiến lược "mua sắm thông minh" được áp dụng rộng rãi. Môi trường tiêu dùng tại Nga đã thay đổi hoàn toàn và nhanh chóng hồi phục. Vào năm 2018, giá thực phẩm tăng nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với tình hình lạm phát chung.
Ngành công nghiệp
Các biện pháp trả đũa là món quà quý báu đối với ngành nông sản của Nga. Nước Nga đã hợp pháp hoá và xúc tiến chiến lược thay thế nhập khẩu với mục tiêu rộng: tự túc thực phẩm. Ngành thực phẩm của Nga đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này. Nhiều nhà đầu tư đột nhiên hứng thú với nông nghiệp. Chính phủ dành 242 tỉ rúp (gần 4 tỉ USD) để hỗ trợ nông nghiệp giai đoạn 2018-2020, và ban hành yêu cầu pháp lý mới đối với mua sắm công, tạo ra nhiều ưu đãi cho sản phẩm nội địa, không chỉ đối với thực phẩm, mà còn với nhiều ngành chủ chốt khác như phần mềm.
Nông sản trở thành điểm sáng mới trong bức tranh kinh tế ảm đảm giai đoạn 2014-2016 của Nga. Hiện nay, sản lượng ngũ cốc của Nga gấp đôi lượng tiêu thụ; Nga gần như đã có thể tự cung tự cấp đường và các sản phẩm từ thịt. Tới năm 2016, Nga trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Không những vậy, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành thị trường màu mỡ cho sản phẩm đậu nành và hạt hướng dương của Nga, thay thế những sản phẩm chịu thuế quan của ông Donald Trump.
Dù vậy, chiến lược thay thế nhập khẩu vẫn có nhược điểm. Giá trị đồng rúp giảm khiến chi phí nhập khẩu máy móc và công nghệ sản xuất thực phẩm tăng. Lãi suất cao hạn chế đầu tư. Đề án hỗ trợ của chính phủ thường giải ngân chậm. Với các sản phẩm giá trị cao, nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế. Chất lượng lúa mì của Nga cũng không bằng lúa mì của các nước phương Tây. Tuy nhiên, tác động của những yếu tố này đã biến mất kể từ năm 2016. Ví dụ, dù có chất lượng thấp hơn, nhưng lúa mì Nga lại có giá thành rẻ hơn.
Người tiêu dùng tại Nga đã nhanh chóng thích nghi với các mặt hàng mới. Sau một thời gian, họ nhận ra rằng chất lượng thực phẩm nội địa đang dần được cải thiện. Để đáp trả các biện pháp trừng phạt, người Nga đã áp dụng "chủ nghĩa dân tộc thực phẩm". Vào năm 2016, 90% ngừoi tiêu dùng tại Nga cho biết họ thích sử dụng hàng nội địa hơn so với hàng nhập khẩu có mức giá và chất lượng tương đương.
Vấn đề còn tồn tại
Vấn đề rõ rệt nhất khi theo kịp chất lượng thực phẩm phương Tây là phô mai. Dù xuất hiện thêm nhiều nhà sản xuất thủ công nhỏ, nhưng chưa ai có thể đạt tới trình độ sản xuất phô mai của Thuỵ Sĩ, ý hay Pháp. Tới giữa năm 2015, khoảng 25% phô mai của Nga bị coi là hàng "giả" do sử dụng dầu cọ thay cho sữa.
Dù vậy, các biện pháp trả đũa cũng tạo ra cơ hội thị trường cho phô mai Nga. Ví dụ, chính quyền khu vực Matxcova hiện đang bù một nửa chi phí hiện đại hoá các trang trại sữa gia đình và 20% chi phí đầu tư cho cơ sở sản xuất.
"Chúng tôi sẽ chứng minh cho bạn"
Vào tháng 7 năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố tiếp tục thực hiện các biện pháp trả đũa ít nhất là qua tháng 12/2019. Các biện pháp trừng phạt đã cho nước Nga cơ hội gây dựng lại ngành công nghiệp thực phẩm vốn đã tê liệt. Thuế quan mới đây của Mỹ đã mở rộng ra nhiều thị trường xuất khẩu mới. Chính quyền Trump cần cân nhắc kỹ lưỡng: các hệ quả khó lường dễ xảy ra hơn khi có một kẻ thù thông minh luôn tìm kiếm các tạo ra và khai thác những hệ quả này. Thật khó để tưởng tượng rằng nông dân Mỹ cũng có thể đạt được thành quả tương tự dưới chế độ trừng phạt tương tự. Trong trường hợp cụ thể này, Nga là người dẫn trước.