Nga công nhận nền độc lập của lực lượng ly khai, đưa quân đội vào miền đông Ukraine, căng thẳng địa chính trị có bước ngoặt lớn
Trong diễn biến được nhiều chuyên gia mô tả là "bước ngoặt" trong xung đột ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức tuyên bố sẽ công nhận hai nước Cộng hòa Luhansk và Donetsk, thuộc Donbass, Đông Ukraine.
- 22-02-2022Khủng hoảng Ukraine leo thang, chỉ số tương lai Phố Wall lao dốc
- 21-02-2022Nga bắn hạ 2 xe bọc thép chiến đấu của Ukraine như thế nào?
- 21-02-2022Quân đội Nga phá hủy 2 xe bộ binh Ukraine vượt biên giới khiến 5 người thiệt mạng, chứng khoán Nga giảm 13%
- 21-02-2022Thị trường toàn cầu phập phồng theo diễn biến xung đột Nga - Ukraine
- 21-02-2022Bước ngoặt cho vấn đề Ukraine: Mỹ và Nga đồng ý dự hội nghị Thượng đỉnh do Pháp đề xuất
Bước ngoặt từ Nga
Báo chí phương Tây mô tả quyết định của Nga là "sự leo thang mạnh mẽ trong mối quan hệ đối đầu giữa Nga và phương Tây" trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh tiếp tục cảnh báo Nga có thể sớm tấn công quốc gia láng giềng Ukraine.
Những lo ngại này có lẽ sẽ phải chuyển hướng sau động thái của Moscow. Thông tin chi tiết về sắc lệnh mà Tổng thống Putin có điều khoản lệnh cho Bộ Quốc phòng Nga cử lực lượng mà Moscow gọi là "gìn giữ hòa bình" tới các khu vực vừa được công nhận độc lập tại miền Đông Ukraine. Cho đến hiện tại, chưa có thông tin chi tiết về số lượng binh sĩ cũng như thời gian triển khai quân của Nga.
Trong một buổi lễ ngay sau bài phát biểu trên truyền hình của ông Putin tối 21/2, Tổng thống Nga đã ký các hiệp ước hợp tác và viện trợ với các thủ lĩnh phe ly khai. "Tôi cho rằng cần phải đưa ra quyết định, vốn đã bị hoãn quá lâu, nhằm công nhận độc lập và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk", ông Putin nói.
Ngay sau đó, ông Putin cũng yêu cầu Chính phủ Ukraine dừng mọi hành động quân sự "ngay lập tức" hoặc chịu hoàn toàn trách nhiệm về "khả năng tiếp tục đổ máu".
Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã nhanh chóng lên án các động thái của Tổng thống Putin và bắt đầu nỗ lực áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế. Hiện chữa rõ thông báo của ông Putin sẽ thay đổi ra sao với cái gọi là "âm mưu xâm lược Ukraine ở quy mô lớn" như Mỹ và NATO vẫn cảnh báo trong suốt nhiều tháng qua.
Phương Tây cáo buộc Nga điều hơn 150.000 quân cùng khí tài tới gần biên giới Ukraine để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm năng, điều mà Điện Kremlin đã nhiều lần phủ nhận. Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng nói rõ rằng ông không xem xét đến vấn đề sáp nhập 2 vùng này vào lãnh thổ Liên bang Nga.
Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết Anh có thể sẽ ắp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga,s ớm nhất là vào 22/3. EU cũng đang bàn thảo để thống nhất hành động với Nga. Thủ tướng Anh Boris Johnson gọi quyết định của Putin là "điều xấu" và "sự vi phạm trắng trợn" đối với chủ quyền và toàn vẹn của Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden thì thực hiện ngay một cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Volodymyr Zelenskiy sau tuyên bố của ông Putin. Sau đó, ông cũng triệu tập một cuộc hợp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Các chuyên gia nói gì?
Nói về động thái mới của Nga, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao, cho biết những gì đang diễn ra có "cùng cách thức và bước đi tương tự như Nga đã làm với Gruzia năm 2008". 15 năm trước, Nga công nhận 2 nước Cộng hòa Nam Ossetia và Apkhazia, những vùng lãnh thổ trước đó thuộc Gruzia.
Thời điểm đó, Gruzia cũng muốn tiến lại gần hơn với NATO nhưng đã bị Nga kiên quyết phản đối, dẫn tới mong muốn này không bao giờ thành hiện thực. Bài học của quá khứ khiến người ta liên tưởng tới tình hình của Ukraine hiện tại nhưng ở trong một tình thế khác. 15 năm trước, ông Putin khi đó đang là Thủ tướng và nước Nga cũng đang tìm lại vị thế. Ở thời điểm hiện tại, câu chuyện có lẽ đã rất khác nhưng việc ngăn Ukraine gia nhập NATO là điều Nga vẫn sẽ quyết tâm như trong quá khứ.
Trong khi đó, ông Andrey Kortunov, người đứng đầu Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga do Điện Kremlin thành lập, cho biết: "Câu hỏi bây giờ là liệu Mỹ và các đối tác của họ đã sẵn sàng theo đuổi đối thoại trong những điều kiện mới này hay chưa. Chúng tôi có thể nói rằng điều tồi tệ nhất đã không xảy ra - một cuộc chiến lớn mới chưa bắt đầu, ít nhất là vào lúc này. Nhưng sau những gì được công nhận, chúng ta sẽ thấy quân đội Nga được triển khai tới phần biên giới với khu vực còn lại của Ukraine. Nếu được coi là hành động gây hấn, hậu quả khôn lường".
Trong một diễn biến khác, chính Nhà Trắng cũng nhấn mạnh động thái đưa quân vào miền đông Ukraine của Nga "không phải điều gì đó mới". Phương Tây nhấn mạnh Moscow đã thực hiện điều đó từ nhiều năm trước, kể từ sau cuộc chính biến năm 2014. Ngoài ra, động thái này cũng khó có thể thổi lên một cuộc xung đột toàn diện trên quy mô lớn ở Ukraine.
Dẫu vậy, trừng phạt là điều chắc chắn phương Tây sẽ làm để đáp trả lại động thái của Nga. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, mọi thứ vẫn đang ở giai đoạn đầu nên chưa thể xác định được mức độ trong phản ứng của các bên.
Cánh cửa hẹp cho các biện pháp ngoại giao
Với việc các lãnh đạo phương Tây đồng loạt lên tiếng chỉ trích Nga, một giải pháp ngoại giao để giải quyết tình hình căng thẳng Ukraine đang ngày càng trở nên xa tầm với. Tuy nhiên, không phải mọi cánh cửa đều đã khép lại.
Trước khi công bố chính thức, Tổng thống Nga Putin đã thông báo cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, những lãnh đạo phương Tây đóng vai trò cầu nối cho Nga và Mỹ trong vấn đề Ukraine. Động thái này phần nào cho thấy Nga vẫn muốn duy trì các kênh ngoại giao trong vấn đề nóng bỏng này.
Như đã nói ở trên, Nhà Trắng cũng tin rằng động thái của Moscow không có gì mới và không làm bùng lên nguy cơ xung đột toàn diện với Ukraine. Tuy nhiên, phương Tây tiếp tục coi đây là những hành động leo thang căng thẳng và sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa.
Thế giới vẫn phải tiếp tục chờ xem các Nga và phương Tây đối xử với nhau trong tình huống này để có thể đoán định điều gì xảy ra tiếp sau đó.
Nguồn: Tổng hợp