Nga giúp Trung Quốc thống lĩnh cuộc chuyển đổi năng lượng toàn cầu
Các nhà phân tích cho rằng tốc độ chuyển đổi năng lượng toàn cầu đang phụ thuộc nhiều vào những bước đi của Trung Quốc.
- 31-10-2023Nước BRICS "vật lộn" giữa chiến sự Gaza: Mất sạch nguồn cung khí đốt, chợ đen sôi sục vì USD
- 30-10-2023Iran muốn thành lập trung tâm khí đốt khu vực
Tốc độ chuyển đổi năng lượng toàn cầu rõ ràng có liên hệ mật thiết với nhà tiêu thụ lớn nhất thế giới hiện nay - đó chính là Trung Quốc.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang tiến đến điểm bùng phát, trong đó hoạt động đầu tư sử dụng nhiều tài nguyên hướng tới đô thị hóa, cơ sở hạ tầng và nhà máy có thể chậm lại, đồng nghĩa với nhu cầu về xi măng, thép, cùng với dầu mỏ và than đá sẽ giảm.
Nhận định nói trên được Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2023.
Theo tờ Oilprice, không quốc gia nào gây tác động lớn đến việc tiêu thụ cả nhiên liệu hóa thạch và các nguồn năng lượng tái tạo như Trung Quốc.
Tăng trưởng kinh tế cũng như hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trong 3 thập kỷ qua đã thay đổi thị trường năng lượng thế giới.
Nhưng giờ đây Trung Quốc đang thay đổi theo đúng nghĩa đen, và họ đang đóng vai trò điều khiển tốc độ chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới về chi tiêu cho năng lượng tái tạo, nhưng cũng là một trong số ít nền kinh tế lớn vẫn đang phê duyệt và mở rộng công suất đốt than và dầu nhiên liệu.
Những hạn chế thương mại hơn nữa từ Bắc Kinh có thể làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng của phương Tây, do sự thống trị của Trung Quốc trong một số chuỗi cung ứng công nghệ và khoáng sản quan trọng.
Nhưng ngay cả gã khổng lồ châu Á hùng mạnh cũng có những “nhà tài trợ” cho sự thành công và thịnh vượng của mình.
Sức mạnh to lớn và không thể phủ nhận của Trung Quốc dựa trên sự hỗ trợ đáng kinh ngạc từ Nga, nguồn năng lượng từ Moskva giúp Bắc Kinh có đủ số lượng cần thiết phục vụ nhu cầu khổng lồ và quan trọng là ở mức giá thấp (không giống như LNG nhập khẩu).
Chính sự hiện diện của "tấm đệm năng lượng", khi Nga cung cấp hầu hết các loại nguyên liệu thô (than, dầu, khí đốt) đã cho phép Trung Quốc phát triển và chấp nhận rủi ro, khi họ có thể đầu tư vào những ngành không mang lại lợi nhuận ngay lập tức.
Lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng họ luôn có một đối tác bên cạnh là Nga, Moskva sẽ che chở và bảo hiểm nếu một trong các dự án năng lượng của Bắc Kinh không đạt công suất cao điểm đúng thời hạn.
Các nhà quan sát của tờ OilPrice viết: "Không thể tưởng tượng được tình hình hiện tại ở Trung Quốc nếu thiếu Liên bang Nga. Quốc gia châu Á này có lẽ sẽ hoàn toàn khác nếu không có người hàng xóm giàu tài nguyên".
Trong khi châu Âu đang vất vả tìm kiếm các nhà đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro thì Trung Quốc lại dễ dàng thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng phức tạp nhất, khi có nguồn dự trữ năng lượng được đảm bảo từ nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Đây là lý do duy nhất khiến Trung Quốc hiện đang kiên trì chi phối tốc độ chuyển đổi năng lượng trên toàn thế giới.
Trong khi đó, phương Tây dường như đã chậm lại một chút về vấn đề này, khi đã lãng phí sức lực của mình trong cuộc chiến chống lại giai đoạn khủng hoảng vào năm ngoái.
Báo Giáo dục và Thời đại