Nga tăng cường xuất khẩu một mặt hàng sang Việt Nam với giá rẻ chưa từng có, là "báu vật" giúp Nga thu 20 tỷ USD chỉ trong 1 năm
Không riêng Việt Nam, Mỹ và Đức cũng đang tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này của Nga.
- 22-10-2023Không phải Nga, Mỹ - Đây mới là 'thế lực' giải cứu thị trường dầu mỏ giai đoạn này
- 21-10-2023Mua với giá rẻ chỉ bằng nửa châu Âu, một quốc gia châu Á như vớ được 'món hời', ồ ạt nhập khẩu khí đốt từ Nga
- 16-10-2023Nga xuất sang Việt Nam mặt hàng rẻ chưa từng có: Cơn sốt lan rộng châu Á, Trung Quốc cũng phải tìm đến Moscow

Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2023, Việt Nam nhập khẩu 471.177 tấn phân bón tương đương với trị giá hơn 156 triệu USD, giảm 0,2% về lượng và giảm 2% về trị giá so với tháng 8/2023. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, nước ta chi hơn 995 triệu USD để nhập khẩu hơn 2,9 triệu tấn phân bón các loại, tăng 20,4% về lượng nhưng giảm 13,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá nhập khẩu bình quân trong 3 quý đầu năm đạt 337 USD/tấn, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong số các thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất, đồng thời ghi nhận sản lượng nhập khẩu tăng vọt trong những tháng gần đây. Cụ thể trong tháng 9, lượng nhập khẩu phân bón từ thị trường tỷ dân đạt 211.835 tấn với trị giá hơn 71,3 triệu USD, tăng 25,5% về lượng và tăng 40,25% về trị giá so với tháng trước đó. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, nhập khẩu phân bón từ quốc gia này đạt hơn 1,4 triệu tấn với trị giá hơn 445 triệu USD, tăng 18,1% về sản lượng nhưng giảm 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh Trung Quốc, Nga cũng đang tăng cường xuất khẩu mặt hàng này sang Việt Nam với giá rẻ hơn đến 31% so với cùng kỳ. Cụ thể sau khi phá kỷ lục trong tháng 8 với 113.023 tấn với trị giá hơn 46 triệu USD, nhập khẩu phân bón từ Nga đạt 8.054 tấn với trị giá hơn 3 triệu USD. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, nước ta nhập khẩu từ Nga 194.265 tấn phân bón với trị giá hơn 91 triệu USD, tăng 9,2% về lượng nhưng giảm mạnh 25% về trị giá.

Giá nhập khẩu bình quân trong 9 tháng đạt 472 USD tấn, giảm 31% so với 691 USD/tấn trong cùng kỳ năm trước. Tháng 9 cũng là tháng ghi nhận giá rẻ chưa từng có kể từ đầu năm 2022 - thời điểm bắt đầu xảy ra xung đột tại Ukraine khiến giá phân bón tăng phi mã.

Nga là nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu. Xuất khẩu phân bón của Nga không phải là mục tiêu trực tiếp của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga sau xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt Nga vẫn ảnh hưởng đến việc giao hàng, khiến lượng giao hàng giảm sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat), các nhà sản xuất phân bón Nga đã chứng kiến sản lượng giảm 11%, xuống 23,5 triệu tấn vào năm 2022, trong đó sản lượng kali clorua giảm 32%, xuống 7,3 triệu tấn.
Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê Mỹ, trong 7 tháng đầu năm 2023, Mỹ nhập khẩu phân bón Nga với giá trị kỷ lục 944 triệu USD. Đây là mốc kỷ lục mới trong nhập khẩu phân bón Nga của Mỹ so với mức 900 triệu USD năm 2022. Với số liệu trên, Nga là nhà cung cấp phân bón lớn thứ 2 cho Mỹ trong năm nay, chỉ đứng sau Canada.
Không chỉ riêng Mỹ, nền kinh tế đầu tàu của châu Âu là Đức cũng tăng hơn 4 lần giá trị nhập khẩu mặt hàng phân bón của Nga chỉ từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Loại củ ‘đẻ ra vàng’ Việt Nam có rất nhiều nhưng lại là hàng hiếm có khó tìm của thế giới: Thu hơn 12 triệu USD từ đầu năm, chỉ có dưới 10 quốc gia sở hữu
- Một loại 'siêu thực phẩm' của Việt Nam vừa mang về nửa tỷ USD trong 2 tháng đầu năm: Ấn Độ, Ecuador tăng mạnh nhập khẩu, nước ta là ông trùm đứng thứ 2 thế giới
- Một sản phẩm của Việt Nam được Trung Quốc cực ưa chuộng, trong 1 tháng chi gần 1.800 tỷ đồng để mua hàng
- Một loại cá người Việt thu hoạch 1,6 triệu tấn/năm, xuất khẩu đứng đầu thế giới: Thu hơn 100 triệu USD kể từ đầu năm, Mỹ, Trung Quốc liên tục tìm mua
- Một loại nông sản thế giới đang lên cơn khát nhưng Việt Nam sở hữu hơn 100.000 ha - Mỹ, Đức liên tục tìm mua, giá tăng phi mã
CÙNG CHUYÊN MỤC
