Nga, UAE, Nam Phi "lọt mắt xanh" của Trung Quốc trong siêu dự án ILRS - căn cứ cách Trái đất 384.403km
Mỹ cũng muốn tham gia?
- 29-11-2023Dầu Nga đang đắt như tôm tươi ở châu Á thì bị cản trở: Ai "ngáng chân" Moscow?
- 28-11-2023Nước nghèo châu Âu gấp rút theo EU, giáng đòn vào Nga: Điện Kremlin cảnh báo "rắn"
- 28-11-2023Nga, Trung Quốc lên tiếng về thông tin Bắc Kinh giúp Moscow xây đường hầm dưới biển ở Crimea
Một trường đại học quốc gia ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã trở thành đối tác mới nhất của Trung Quốc trong dự án Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (ILRS), nhằm mục đích xây dựng một căn cứ có người ở lâu dài gần cực Nam của Mặt trăng vào giữa những năm 2030, SCMP thông tin ngày 28/11.
Một biên bản ghi nhớ về hợp tác liên quan đến ILRS đã được ký kết giữa Đại học Sharjah (của UAE) và Phòng thí nghiệm Thám hiểm Không gian Sâu (DSEL) của Trung Quốc trong khuôn khổ Hội nghị Liên minh Khoa học Thiên văn và Vũ trụ Ả Rập diễn ra tại Đại học Sharjah vào tuần trước.
Hai bên có kế hoạch hợp tác và trao đổi dữ liệu về khoa học Mặt trăng cũng như các vấn đề khác, đồng thời Trung Quốc hoan nghênh tất cả các nước Ả Rập tham gia dự án, DSEL cho biết trên tài khoản WeChat chính thức của mình hôm 22/11.
Hơn 10 bên tham gia ILRS, Mỹ cũng muốn tham gia?
Quan hệ đối tác mới này đã nâng tổng số thành viên của ILRS do Trung Quốc đứng đầu lên hơn 10 bên, trong khi đó, Hiệp định Artemis do Mỹ đứng đầu hiện có 32 bên ký kết.
Đối tác đầu tiên mà Trung Quốc kêu gọi hợp tác trong ILRS chính là Nga. Vào tháng 3/2021, hai cường quốc không gian thông báo rằng họ đang hợp tác trong một dự án đầy tham vọng có tên là Trạm nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (ILRS).
Theo Trung Quốc, có ba giai đoạn chính trong nỗ lực ILRS trên Mặt trăng, nơi cách Trái đất 384.403km: Trinh sát, xây dựng và sử dụng.
Trong số đó, giai đoạn trinh sát sẽ được thực hiện bởi các sứ mệnh robot bổ sung chưa được triển khai như Chang'e 6, Chang'e 7 và các tàu thăm dò của Nga như Luna-25, Luna-26 và Luna-27. Dù Luna-25 thất bại hồi tháng 8/2023 nhưng Nga sẽ tái thực hiện nó trong thời gian tới, Space thông tin.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của Nga trong ILRS. Trước đó, tại Đại hội Hàng không Quốc tế (IAC) diễn ra ở thủ đô Baku của Azerbaijan ngày 2/10/2023, Trung Quốc không nêu tên Nga trong bảng kế hoạch ILRS. Động thái này từng gây hiểu lầm là Trung Quốc "quay lưng" lại với Nga sau thất bại của Luna-25. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, động thái này là cách Trung Quốc thuyết phục các đối tác khác tham gia ILRS rộng hơn nưa.
Ngoài Nga, các cơ quan vũ trụ quốc gia của Venezuela, Nam Phi, Azerbaijan, Pakistan và Belarus đã hợp tác với Trung Quốc xoay quanh dự án ILRS kể từ tháng 7/2023, theo thông cáo chính thức từ DSEL.
ILRS cũng đã thu hút các tổ chức phi chính phủ, bao gồm Tổ chức Hợp tác Vũ trụ Châu Á Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Thiên văn Quốc gia Thái Lan, Hiệp hội Đài quan sát Mặt trăng Quốc tế (ILOA) ở Mỹ và công ty khởi nghiệp nanoSPACE ở Thụy Sĩ.
Theo Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc kiêm Tổng giám đốc DSEL, danh sách đối tác của ILRS còn bao gồm UAE, Argentina và Brazil, những quốc gia đã ký thỏa thuận hợp tác hoặc gửi thư bày tỏ ý định hợp tác với Trung Quốc vào tháng 4/2023.
Đàm phán với nhiều quốc gia hơn với tư cách là những người tham gia tiềm năng, Trung Quốc hoan nghênh "tất cả các cơ quan, tổ chức phi chính phủ và cá nhân tham gia ILRS ở mọi giai đoạn và mọi cấp độ", Wu Weiren phát biểu tại một Hội nghị thám hiểm không gian quốc tế ở Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc vào cuối tháng 4/2023.
Chủ tịch Hiệp hội Đài quan sát Mặt trăng Quốc tế (ILOA) - Steve Durst - cho biết, trong khi Mỹ đang tạm thời dẫn đầu cuộc đua quay trở lại Mặt trăng thì cách tiếp cận của Trung Quốc lại có lợi thế nhất định.
Steve Durst cho biết: "Hiệp định Artemis đang đạt được thành công lớn trên cơ sở quốc gia-nhà nước, nhưng phạm vi của nó có thể mở rộng từ các cơ quan không gian dân sự đến cộng đồng chinh phục Mặt trăng rộng lớn hơn theo kiểu dân chủ, giống như cách Trung Quốc mở ra sáng kiến cho sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ ở ILRS".
"Nếu các tổ chức độc lập hoặc thậm chí các cá nhân được phép tham gia Hiệp định Artemis, chúng tôi muốn ký nó ngay cả trước khi ký ILRS và chúng tôi vẫn hy vọng thực hiện điều đó ngay khi có thể" - Steve Durst nói thêm.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều cho biết chương trình của họ được "mở" cho tất cả các nước mà không có ngoại lệ. Trong khi Tu chính án Wolf suốt 12 năm kể từ 2011 đã cấm NASA tham gia hợp tác song phương với Trung Quốc, thì sự hợp tác đa phương lại được cho phép.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Nga TASS vào tháng trước, quan chức truyền thông của NASA - Tiffany Travis - cho biết cơ quan này sẽ "mở rộng cánh cửa" cho khả năng tham gia ILRS.
"Và Trung Quốc cũng không bị loại trừ khỏi việc ký Hiệp định Artemis" - Brian Weeden từ Secure World Foundation, một tổ chức tư vấn ở Washington D.C., cho biết.
Nguồn: SCMP
Đời sống & pháp luật