Ngắm TP xanh đầu tiên của Việt Nam được quốc tế vinh danh cùng Thâm Quyến và Singapore
Với hơn 64.000 cây xanh đường phố, vượt tiêu chuẩn về cây xanh đối với đô thị loại 1, TP này là nơi có mật độ cây xanh cao nhất cả nước, đạt 12,9m2/người.
- 11-06-2024Tỉnh sát vách Hà Nội sẽ thành thành phố trực thuộc trung ương, nơi đáng sống của vùng Đồng bằng sông Hồng
- 11-06-2024Tình hình thị xã có cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam sắp "cất cánh" trở thành thành phố cảng
- 11-06-2024Các thành phố trực thuộc Trung ương thu ngân sách ra sao trong 5 tháng đầu năm?
Trong lần tranh tài đầu tiên, thành phố Huế đã xuất sắc đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của chương trình và được xếp vào hàng ngũ các thành phố xanh toàn cầu. Huế đã đặt mục tiêu cắt giảm 20% lượng khí thải nhà kính vào năm 2020 so với con số ghi nhận năm 2011. Đi kèm với mục tiêu này là 7 dự án hành động chi tiết, bao gồm các nỗ lực làm xanh đô thị, phát triển du lịch bền vững, xử lý nước và rác thải hiệu quả, áp dụng hệ thống đèn chiếu sáng công cộng thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.
TP Huế cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế hiện cũng quan tâm đến phát triển du lịch xanh bởi địa phương này đặt mục tiêu du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị Quyết 54 của Bộ Chính trị. Phát triển du lịch xanh theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường, có sự tham gia tích cực của cộng đồng là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Như ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã đặt ra là "hướng tới sự chuyên nghiệp trong lối sống xanh văn minh của toàn dân”.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.
Do đó, tỉnh đã xác định phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững là mục tiêu có ý nghĩa không chỉ trước mắt mà là chiến lược lâu dài.
Thừa Thiên- Huế cũng tập trung phát triển một số ngành công nghiệp đi đôi với kiểm soát tốt các tiêu chuẩn về môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hàng năm, tỉnh tổ chức lồng ghép các chỉ tiêu tăng trưởng xanh vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội để thực hiện như: tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom…
Đời sống & pháp luật