Ngân hàng bị tòa án gửi giấy triệu tập vì khoản nợ 300 triệu "bất thường" của 1 người đàn ông: Kháng cáo bất thành, phải nộp phạt gần 17 triệu đồng
Một ngân hàng ở Trung Quốc từng vướng vào rắc rối khi “quên” xóa nợ tín dụng cho một khách hàng, khiến cuộc sống của người này bị ảnh hưởng.
- 26-09-202325kg vàng bỗng “hóa thành đá” sau 1 chuyến bay, thương gia lập tức báo cảnh sát: 5 nhân viên sân bay bị điều tra, 2 người bị bắt giữ
- 25-09-2023Dùng cá nhỏ làm “mồi câu”, 2 người đàn ông thu về hơn 40 kg cá sông nhưng bị cảnh sát phạt gần 40 triệu đồng: Nguyên nhân ít ai ngờ tới!
- 23-09-2023Bị tòa án triệu tập vì không vay tiền vẫn nợ hơn 300 triệu đồng, người đàn ông đưa ra 2 chi tiết giúp "lật ngược tình thế", tự giải cứu chính mình
Năm 2017, ông Trương đến từ Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã nộp đơn lên ngân hàng địa phương với mục đích vay một khoản tiền để làm ăn kinh doanh. Tuy nhiên, không những không vay được tiền, người đàn ông này còn được thông báo rằng ông đang nằm trong danh sách “nợ xấu” của ngân hàng với khoản nợ 100.000 NDT trong nhiều năm mà không chịu thanh toán.
Điều đáng nói ở đây là ông Trương khẳng định bản thân không hề có bất cứ khoản nợ nào như thế. Để làm rõ vấn đề, ông đã đến ngân hàng để trao đổi và tìm hiểu nguyên nhân nhưng lại bị phía ngân hàng phớt lờ. Quá bức xúc, người đàn ông này đã kiện ngân hàng này ra tòa. Chỉ ít ngày sau đó, giấy triệu tập đã được gửi tới ngân hàng này. Phía ngân hàng sau đó cũng đã thua kiện, muốn kháng cáo nhưng bất thành.
Vậy sự thật đằng sau câu chuyện này là gì? Chuyện gì đã xảy ra?
“Khoản nợ” trên trời rơi xuống
Theo những thông tin điều tra được, vào năm 2009, ông Trương thực sự đã vay tín dụng 270.000 NDT nhưng không trả được hết khoản vay khi đến hạn. Đến năm 2011, sau khi hòa giải tại tòa án, hai bên đã đạt được thỏa thuận giải quyết và khoản vay cũng đã được hoàn trả đầy đủ.
Tuy nhiên đến năm 2017, khi ông Trương nộp đơn lên ngân hàng để vay tiền, anh phát hiện ra báo cáo tín dụng cá nhân của mình vẫn xuất hiện khoản nợ 100.000 NDT đã quá hạn. Ông làm việc với ngân hàng nhiều lần nhưng họ không có động thái muốn giải quyết vấn đề. Đó cũng là lý do mà ngân hàng này bị đối phương khởi kiện ra tòa, yêu cầu xóa hồ sơ nợ và bồi thường thiệt hại tổng cộng 20.000 NDT.
Sau khi xem xét sự việc, tòa án cho rằng việc ngân hàng không xóa bỏ lịch sử nợ xấu của ông Trương dù đối phương đã hoàn trả khoản vay gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người bị hại. Cụ thể, điều này sẽ ảnh hưởng đến các đơn xin cấp thẻ tín dụng và các khoản vay tiếp theo.
Đồng thời, theo “Quy chế quản lý tín dụng” Trung Quốc, thông tin về lịch sử nợ xấu của khách hàng phải được xóa trong vòng 5 năm kể từ ngày khoản vay được hoàn trả. Thế nhưng ngân hàng đã không thực hiện đúng quy định, thậm chí còn chậm trễ đến hơn 1 năm sau đó.
Do đó, sau khi xem xét thấu đáo sự việc, tòa án yêu cầu phía ngân hàng phải chịu mức phạt tương ứng là 5.000 NDT (tương đương 16,6 triệu đồng).
Sau khi tuyên án, bị đơn là phía ngân hàng không đồng tình với quyết định trên nên viết đơn kháng cáo. Tuy nhiên, tòa án cấp cao đã bác đơn kháng cáo này theo quy định của pháp luật và giữ nguyên bản án ban đầu.
Ảnh hưởng của “tín dụng xấu”
Tín dụng xấu (bad credit) là một thuật ngữ chỉ việc không thanh toán hóa đơn đúng hạn hoặc không thể thanh toán của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Thông thường, nếu người vay không thể trả nợ đúng hạn, điều này sẽ ảnh hưởng đến tín dụng của họ và gây ra tác động tiêu cực khi muốn vay tiền trong tương lai.
Cụ thể, nếu bạn có “tín dụng xấu”, các ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể không chấp nhận đơn xin vay của bạn. Việc có lịch sử không thanh toán rõ ràng sẽ tạo ra một dấu hiệu không tốt cho độ tin cậy của bạn, khiến cho các ngân hàng lo ngại rủi ro khi cho vay cho bạn.
Trường hợp ngân hàng chấp nhận khoản vay khi bạn có lịch sử nợ xấu thì tỷ lệ lãi suất cho vay cũng sẽ cao hơn những tín dụng tốt hoặc bạn sẽ bị đặt giới hạn và điều kiện khắt khe khi cho vay.
Ngoài việc ảnh hưởng đến việc đăng ký thẻ tín dụng và vay vốn, lịch sử nợ xấu cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tìm việc làm. Hiện nay, một số công ty lớn yêu cầu người tìm việc cung cấp cả báo cáo tín dụng cá nhân.
Do đó, để đảm bảo tín dụng tốt, mọi người nên tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản như đảm bảo trả nợ đúng hạn, giảm thiểu các khoản nợ và giữ một lịch sử thanh toán tốt. Có như vậy, chúng ta mới có thể tránh được những rủi ro không mong muốn.
(Theo 163.com)
Nhịp sống thị trường