Ngân hàng các nước quay lưng với đô la Mỹ để mua vàng
Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới giải thích vì sao các ngân hàng trung ương phi đô la hóa và tăng mua vàng.
- 29-03-2024Thước đo lạm phát yêu thích của FED tăng khớp dự báo, NHTW dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất vào thời điểm nào?
- 29-03-2024U70 ‘đổi đời’ thành tỷ phú USD mới nhất của Nhật Bản, sở hữu hàng loạt siêu thị, BĐS, khu nghỉ dưỡng: Tất cả nhờ áp dụng 1 ‘bí quyết vàng’
- 29-03-2024Hàng loạt triệu phú tự thân U30-U40 kiếm tiền tỷ/tháng, có người chỉ làm 10 tiếng/tuần tiết lộ 5 ‘bí quyết vàng’ để thành công: Cứ làm theo rồi có ngày sẽ giàu
Cẩm nang Đầu tư Vàng dành cho nhà quản lý tài sản là cuốn sách của tác giả Kamol Alimukhamedov, Phó Giám đốc điều hành Ngân hàng Trung ương Uzbekistan, và là Thành viên Ủy ban đầu tư của nước này.
Cuốn sách đưa ra cái nhìn tổng quan về vàng như một khoản đầu tư, bao gồm cấu trúc thị trường và thông tin tài sản chiến lược, cũng như các hoạt động giao dịch, lưu ký, hậu cần và kế toán.
Cuốn sách đưa ra phân tích rõ ràng về xu hướng các ngân hàng trung ương giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ để tăng tỷ lệ dự trữ vàng.
“Trong kỷ nguyên hiện đại, vàng tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu, đóng vai trò là phương tiện chống lạm phát, tài sản trú ẩn an toàn và tài sản dự trữ cho các ngân hàng trung ương”, Alimukhamedov viết trong phần giới thiệu.
Cuốn sách cho rằng vai trò của vàng như tài sản dự trữ của các ngân hàng trung ương làm tăng đáng kể nhu cầu mua kim loại quý này. Tác giả liệt kê những thách thức kinh tế và địa chính trị giúp vàng củng cố vị thế như một tài sản trú ẩn an toàn giữa xu hướng phi đô la hóa hiện nay.
“Sự gián đoạn thị trường do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc, Brexit và đại dịch COVID-19, lãi suất thực âm kéo dài và những bất ổn địa chính trị do các biện pháp trừng phạt tài chính áp lên Nga để đóng băng dự trữ ngoại hối của nước này càng củng cố tầm quan trọng chiến lược của vàng như một phương tiện chống lại sự bất ổn tài chính”, cuốn sách viết.
Alimukhamedov cũng lưu ý kết quả cuộc khảo sát của Hội đồng vàng thế giới (WGC) năm 2022, trong đó các nhà quản lý tài sản cho biết “vị trí lịch sử” và “hiệu suất trong thời kỳ khủng hoảng” là lý do mạnh mẽ nhất khiến họ mua vàng nhiều hơn.
Alimukhamedov cũng chỉ ra rằng, bắt đầu từ năm 2022, các ngân hàng trung ương trên thế giới đột nhiên quan tâm nhiều hơn đến việc tăng tỷ lệ dự trữ dành cho vàng.
Ông cho biết, từ năm 2022, các ngân hàng trung ương lạc quan hơn về vàng như một loại tài sản dự trữ. 61% số người được hỏi cho biết họ kỳ vọng dự trữ vàng toàn cầu sẽ tăng trong 12 tháng tới.
“Lập trường của các ngân hàng trung ương đối với vàng đã thay đổi trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và họ trở thành bên mua ròng kể từ đó, bất chấp giá vàng ngày càng tăng.
Một lý do đáng kể nữa là việc Mỹ và các đồng minh đóng băng tài khoản và tịch thu tài sản của Nga sau khi Mátxcơva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Alimukhamedov lưu ý mối tương quan giữa giá vàng và rủi ro địa - chính trị.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng các nhà quản lý dự trữ coi vàng là phương tiện bảo vệ khỏi rủi ro kinh tế và địa chính trị, do đó họ có xu hướng tăng lượng vàng nắm giữ trong thời kỳ bất ổn hoặc rủi ro địa chính trị cao. Bên cạnh đó, các nhà quản lý dự trữ ở những thị trường mới nổi có xu hướng tăng lượng vàng nắm giữ để phòng nguy cơ bị trừng phạt tài chính.
Alimukhamedov cho biết, các lệnh trừng phạt gần đây chống lại Nga khiến ngân hàng trung ương của nhiều nước khác chuyển dự trữ của họ từ ngoại hối sang vàng. Lý do vì vàng là tài sản vật chất có thể được lưu trữ trong nước, còn dự trữ ngoại hối có thể bị đóng băng nếu bị áp lệnh trừng phạt.
Theo Kitco
Tiền Phong