Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về những nhu cầu vốn không được vay
Việc ngân hàng thương mại giải ngân vào tài khoản của khách hàng để thanh toán chi phí tiêu dùng không thuộc trường hợp cho vay để gửi tiền…
- 11-11-2023Có nên luật hóa xử lý 'nợ xấu' ngân hàng?
- 11-11-2023Vì sao không cần thiết khống chế trần chi phí lãi vay quá 30%?
- 10-11-2023NHNN bơm ròng 50.000 tỷ đồng trong tuần này
Đây là một trong những ý kiến trả lời của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến việc thực hiện Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Về những nhu cầu vốn không được cho vay, trường hợp khách hàng vay mua nhà, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là tổ chức tín dụng) giải ngân vốn cho vay và phong tỏa số tiền giải ngân cho đến khi khách hàng hoàn tất thủ tục mua nhà có thuộc trường hợp cho vay để gửi tiền hay không? Theo Ngân hàng Nhà nước, trường hợp này không phải cho vay để gửi tiền.
Ngân hàng Nhà nước thông tin thêm về những quy định không được vay vốn từ tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng không được cho vay để gửi tiền dưới bất kỳ hình thức nào, có bao gồm chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), tổ chức tín dụng không được cho vay đối với nhu cầu vốn với mục đích để gửi tiền. Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức gửi tiền không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
"Theo đó, tổ chức tín dụng không được cho vay đối với nhu cầu vốn với mục đích để mua chứng chỉ tiền gửi do chính tổ chức tín dụng cho vay hoặc tổ chức tín dụng khác phát hành" - Ngân hàng Nhà nước nêu rõ.
Vậy tổ chức tín dụng giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng để thực hiện việc thanh toán chi phí tiêu dùng có phải là cho vay để gửi tiền?
Ngân hàng Nhà nước cho hay theo quy định tại Thông tư số 39 tổ chức tín dụng được xem xét, quyết định cho vay để thanh toán chi phí sinh hoạt phục vụ tiêu dùng của khách hàng. Việc tổ chức tín dụng giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng để khách hàng thực hiện thanh toán chi phí sinh hoạt là một trong các phương thức giải ngân vốn cho vay và phù hợp đảm bảo với quy định tại Thông tư số 39 và Thông tư số 21/2017/TT-NHNN. Vì vậy, trường hợp trên không phải cho vay để gửi tiền.
Được biết, Thông tư 06 (có hiệu lực từ 1-9) của Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung nhiều quy định về cho vay, trong đó, có quy định về việc các tổ chức tín dụng không được cho vay để gửi tiền nhằm kiểm soát rủi ro khoản vay và cho vay đúng mục đích.
Tuy nhiên, quy định trên vẫn còn nhiều băn khoăn từ các tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện, nên Ngân hàng Nhà nước đã thông tin rõ hơn những nội dung thắc mắc nhằm bảo đảm sự thống nhất trong toàn hệ thống.
Người lao động
Sự kiện: Dòng chảy chính sách
Xem tất cả >>- Báo cáo đánh giá tác động của Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi (2023) và kiến nghị
- Vàng sẽ không ngừng tăng giá nếu chưa sửa Nghị định 24
- Ngân hàng Nhà nước sắp có cơ chế cho phép thử nghiệm cho vay ngang hàng P2P Lending
- Năm 2025, hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo
- Ngân hàng nói về giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các Tổ chức tín dụng 2024