Ngân hàng ở châu Á đang có những bước chuyển mình đáng kinh ngạc, trụ sở truyền thống có thể sắp biến mất
Công nghệ số đang làm thay đổi đáng kể bộ mặt của ngân hàng ở châu Á.
- 28-09-2018Singapore tặng hơn nửa tỷ USD cho 2,8 triệu dân
- 22-09-2018Khát nhân lực công nghệ cao, Singapore muốn đón thêm lao động nước ngoài
- 12-04-2018[Infographic] So găng Grab và Go-Jek: 'Kẻ tám lạng, người nửa cân”
Chỉ vài năm trước đây, việc một ngân hàng bán lẻ đi vào hoạt động ở Indonesia đòi hỏi phải đầu tư hàng nghìn chi nhánh giao dịch cùng hàng loạt nhân viên. Tuy nhiên, ngân hàng lớn nhất Singapore - DBS - đang nỗ lực loại bỏ mô hình đó, mở rộng kinh doanh bằng cách sử dụng nền tảng giao dịch ngân hàng trên smartphone.
Ngân hàng này đã triển khai hoạt động của digibank (ngân hàng số) tại Indonesia vào tháng 8 năm ngoái, điểm giao dịch lớn nhất - nơi khách hàng có thể mở tài khoản mà không cần phải đến chi nhánh ngân hàng. Dù các ngân hàng khác cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, nhưng hầu hết lại yêu cầu khách hàng đến chi nhánh thực để mở tài khoản.
Các "cây" digibank của DBS có thể tìm thấy tại hơn 50 quán cafe và trung tâm thương mại tại các thành phố lớn của Indonesia. Việc đăng ký chỉ mất khoảng 15 đến 30 phút, hoặc "thời gian cũng bằng việc uống một ly cafe". Các tài khoản này được kiểm tra vân tay qua e-KTP, thẻ nhận dạng điện tử của Indonesia.
Những khách hàng mới có thể xác minh danh tính sinh trắc học ngay tại điểm digibank ở quán cafe đó, hoặc các đại lý của digibank sẽ đến tận nhà để thực hiện. Qua điện thoại di động, khách hàng có thể nhận tiền gửi, chuyển tiền và một chương trình AI sẽ trả lời hầu hết những thắc mắc cơ bản, ví dụ như truy vấn số dư và lịch sử giao dịch.
Sau khi DBS triển khai hoạt động của digibank ở Ấn Độ vào năm 2016, đã có hơn 2 triệu khách hàng sử dụng, nhưng lại chỉ có 60 đến 70 người quản lý.
DBS dự kiến sẽ cập nhật thêm các chức năng cho vay cho digibank vào cuối năm nay. Tại Indonesia, người dùng digibank đã đạt mức 600 nghìn trong năm qua. Ông Wawan Salum, giám đốc nhóm ngân hàng tiêu dùng tại DBS Indonesia, cho biết: "Trong 5 năm tới, mục tiêu của chúng tôi là đạt khoảng 3,5 triệu khách hàng."
Một ngân hàng Indonesia khác - Ngân hàng BTPN (PT Bank), cũng đang cố gắng loại bỏ hoàn toàn các bước xác minh trực tiếp và đang trong quá trình chờ chính phủ phê duyệt. Họ sẽ triển khai Janius - nền tảng dịch vụ tài chính trên smartphone, có thể xác minh tài khoản mới qua các cuộc gọi video.
Jarkarta, thủ đô của Indonesia, cũng gặp rất nhiều vấn đề về giao thông như những đô thị lớn khác ở Đông Nam Á và chính việc di chuyển đến các chi nhanh ngân hàng cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn. Tuy nhiên, sự lan rộng của việc sử dụng smartphone đã cho phép giới trẻ dễ dàng thực hiện các giao dịch ngân hàng. Chỉ 20% người trưởng thành ở Indonesia mở tài khoản ngân hàng trong năm 2011, tuy nhiên con số này đã lên đến 49% vào năm ngoái, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).
WB ước tính, có khoảng 1,7 tỷ người trên thế giới chưa có tài khoản ngân hàng, cũng không thực hiện giao dịch qua điện thoại. Tuy nhiên, có đến 2/3 người trưởng thành không có tài khoản ngân hàng = sử dụng điện thoại di động. Điều đó cho thấy dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số có khả năng sẽ nở rộ tại những nơi như Philippines và Việt Nam.
Dịch vụ tài chính sáng tạo mở ra một cánh cửa mới cho những ngân hàng nhỏ cho đến ngân hàng tầm trung, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng thị phần. Go-Jek, ứng dụng gọi xe nổi tiếng của Indonesia, cũng là mối "đe doạ" đối với các ngân hàng truyền thống kể từ khi triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến.