Ngân hàng SCB nhận bao nhiêu tiền gửi khách hàng trước khi bị kiểm soát đặc biệt?
Từ ngày 5/3 - 29/4/2024, TAND TPHCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Trước đó, ngày 15/10/2022, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định kiểm soát đặc biệt SCB để ổn định hoạt động của ngân hàng này.
- 02-03-2024Công ty quản lý tài sản mua bao nhiêu nợ xấu của Ngân hàng SCB?
- 01-03-2024Vụ SCB – Vạn Thịnh Phát: Giá trị thực của 1,266 triệu tỷ đồng tài sản đảm bảo của nhóm bà Trương Mỹ Lan là bao nhiêu?
- 01-03-2024Bà Trương Mỹ Lan khiến Ngân hàng SCB lỗ gần 500.000 tỷ đồng thế nào?
Ảnh minh họa
Sổ sách SCB ghi nhận 511.262 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng
Theo Kết luận điều tra của cơ quan công an, trên hệ thống sổ sách kế toán của Ngân hàng SCB thể hiện tổng số tiền Ngân hàng SCB huy động của người dân và vay của các cơ quan tổ chức khác tại thời điểm ngày 17/10/2022 (ngày khởi tố vụ án Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng) là 673.586 tỷ đồng, bao gồm: 511.262 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng; 76.845 tỷ đồng phát hành giấy tờ có giá; 66.030 tỷ đồng vay NHNN; 12.693 tỷ đồng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và 6.756 tỷ đồng vay các tổ chức tín dụng khác.
Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng SCB tại thời điểm ngày 17/10/2022 được ghi nhận trên sổ sách là 21.036 tỷ đồng (bao gồm Vốn của Ngân hàng SCB, các Quỹ trích lập quy định, Chênh lệch tỷ giá và Lợi nhuận chưa phân phối).
Số tiền huy động, vốn chủ sở hữu nói trên tồn tại dưới các hình thức:
Thứ nhất, về tài sản vật chất hiện hữu là 45.188 tỷ đồng (bao gồm: Tồn quỹ tiền mặt 8.568 tỷ đồng; Tiền gửi NHNN và các tổ chức tín dụng khác: 20.759 tỷ đồng; Đầu tư vào Công ty con và các khoản đầu tư dài hạn khác: 1.113 tỷ đồng; Tài sản cố định: 5.328 tỷ đồng; Mua chứng khoán Chính phủ, chứng khoản chính quyền địa phương 9.202 tỷ đồng; Mua chứng khoán nợ, chứng khoán vốn do tổ chức tín dụng trong nước phát hành: 218 tỷ đồng).
Thứ hai, các khoản phải thu khách hàng liên quan đến tín dụng, gồm các khoản cho vay không có tài sản bảo đảm (thấu chi, thẻ tín dụng) hoặc cho vay được đảm bảo bởi các tài sản cầm cố, thế chấp tại Ngân hàng SCB là 556.359 tỷ đồng (chi tiết như sau: Cho vay khách hàng (đã trừ các khoản vay đã sử dụng dự phòng để xử lý): 390.316 tỷ đồng; Mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành: 58.679 tỷ đồng; Số tiền Bán nợ trả chậm chưa thu được: 69.576 tỷ đồng; Bán trái phiếu trả chậm: 1.022 tỷ đồng; Nhận tài sản thay thế nghĩa vụ trả nợ: 32.832 tỷ đồng; Các khoản phải thu UPAS L/C: 3.901 tỷ đồng; Bán tài sản trả chậm: 33 tỷ đồng).
Thứ ba, các khoản phải thu liên quan khác, gồm khoản nợ lãi, phí phải thu từ khách hàng; Các công cụ tài chính phát sinh và các tài sản tài chính; Số tiền chuyển nhượng Chứng chỉ tiền gửi ngày 07+08/10/2022; Các khoản phải thu và tài sản có khác là 135.173 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ lãi, phí phải thu từ khách hàng đối với các khoản nợ nhóm 1 (hoặc tương đương) là 125.688 tỷ đồng (Ngân hàng SCB chưa thu được).
Thứ tư, các quỹ dự phòng rủi ro, hao mòn tài sản cố định: Đây là các khoản quỹ đã được trích lập, ghi nhận nhằm sẵn sàng bù đắp tổn thất cho những khoản nợ khó đòi, tích lũy vốn tái đầu tư cho tài sản cố định (làm giảm giá trị trên số sách của các khoản phải thu liên quan đến tín dụng có thể ảnh hưởng khi tổn thất và tải sản hiện hữu) theo hướng dẫn hạch toán của Bộ tài chính và NHNN. Các quỹ này số tiền là 23.300 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn của Ngân hàng SCB theo sổ sách kế toán tại ngày 17/10/2022 là 713.420 tỷ đồng (bao gồm số huy động, vốn chủ sở hữu và nghĩa vụ Ngân hàng SCB phải trả nhưng chưa chi trả như các khoản lãi, phí phải trả; các khoản phải trả và công nợ khác là 18.798 tỷ đồng).
Tài sản SCB được định giá lại ở mức 295.940 tỷ đồng
Cũng theo Kết luận điều tra của cơ quan công an, để thực hiện báo cáo rà soát cho mục đích đặc biệt khi tổ chức tín dụng nằm vào diện kiểm soát đặc biệt. Theo đó tất cả tài sản bảo đảm của các khoản nợ với tổng số dư trên 50 tỷ đồng đối với khách hàng doanh nghiệp và trên 10 tỷ đồng đối với khách hàng cá nhân đều được định giá lại theo yêu cầu của NHNN khi tổ chức tín dụng nằm vào diện kiểm soát đặc biệt; và tất cả tài sản bảo đảm của các khoản phải thu từ hợp đồng bán nợ và bất động sản đã nhận để cấn trừ nợ vay đều được định giá lại bởi tổ chức có chức năng Thẩm định giá. Ngày 03/01/2023, Ngân hàng SCB đã ký Hợp đồng thuê Công ty TNHH Thẩm định giả Hoàng Quân (viết tắt: Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân) thực hiện định giá tài sản Ngân hàng SCB thời điểm ngày 30/9/2022.
Kết quả, Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân xác định giá trị các tài sản của Ngân hàng SCB là 295.940 tỷ đồng. Trong đó: Tài sản cố định của Ngân hàng SCB là 5.946 tỷ đồng; Tài sản bảo đảm bảo của các khoản vay còn dư nợ (bao gồm các khoản vay đã bán nợ cho VAMC, bán nợ trả chậm, cấn trừ nợ, bán tài sản trả chậm) là 289.994 tỷ đồng.
Kiểm toán xác định Ngân hàng SCB âm vốn chủ sở hữu 443.769 tỷ đồng
Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn VTP, ngày 8/10/2022, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 61/QĐ-NHNN về việc kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng SCB. Thực hiện quy định tại Điều 147 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi số 17/2017/QH14: "Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ với các nội dung cụ thể theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt"; căn cứ chỉ đạo của NHNN tại Công văn 933/NHNN-TTGSNH ngày 31/10/2022 về việc thuê Công ty Kiểm toán độc lập thực hiện đánh giá tổng thể thực trạng Ngân hàng SCB; căn cứ Hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán đặc biệt SCB tại mốc thời gian 30/9/2022. Sau quá trình thực hiện, ngày 31/5/2023, Công ty kiểm toán KPMG Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh phát hành Báo cáo kiểm toán độc lập: Báo cáo rà soát, đánh giá thực trạng tài chính hợp nhất, xác định thực vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của Ngân hàng SCB và các Công ty con tại ngày 30/9/2022. Trong đó, kết quả kiểm toán, xác định Ngân hàng SCB âm vốn chủ sở hữu 443.769 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 464.547 tỷ đồng.
An ninh Tiền tệ
- Chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB
- Chiến lược phát triển khác biệt hướng Techcombank trở thành ngân hàng top 10 Đông Nam Á
- Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD
- Một ngân hàng được duyệt tăng vốn điều lệ lên hơn 51.600 tỷ
- Nam A Bank 32 năm, tiếp tục phủ sóng mạng lưới miền Bắc