Ngân hàng Thế giới: Phải mất đến 5 năm để nền kinh tế toàn cầu phục hồi hoàn toàn
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ còn kéo dài ở một số quốc gia.
- 17-09-2020Ngân hàng Thế giới: Việt Nam đạt Chỉ số vốn nhân lực cao hơn so với các nước cùng thu nhập
- 17-09-2020Giám đốc Dự án GIZ: Ngành năng lượng mặt trời ở Việt Nam đang 'bùng nổ'
- 17-09-2020Nền kinh tế Internet Việt Nam sẽ đạt 43 tỷ USD vào năm 2025
- 17-09-2020Phó Cục trưởng Cục Điện lực: "Doanh nghiệp tư nhân đầu tư mà không cần bảo lãnh Chính phủ chính là điểm tích cực trong ngành điện Việt Nam"
Tại hội nghị được tổ chức ở Madrid, Tây Ban Nha, bà Carmen Reinhart, chuyên gia kinh tế trưởng WB nhận định, sau cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu có thể mất tới 5 năm để phục hồi.
Người đại diện WB cho rằng khi tất cả các biện pháp giãn cách, phong toả nhằm phòng dịch được dỡ bỏ, nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi nhanh chóng. Tuy vậy, qúa trình này sẽ mất 5 năm để hoàn toàn phục hồi.
Bà Carmen Reinhart cũng nhấn mạnh một số nước sẽ phải trải qua cuộc suy thoái kéo dài hơn những nước khác. Điều này sẽ làm tình trạng bất bình đẳng thêm trầm trọng, đặc biệt khi các nước nghèo nhất là nhóm dễ bị tổn thương do đại dịch nhất.
Theo nhà kinh tế trưởng WB, đây là lần đầu tiên trong 20 năm qua, tỷ lệ người nghèo đói toàn cầu sẽ tăng mạnh.
Mặc dù chính phủ các quốc gia đã đưa ra nhiều gói kích thích tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, nhưng nhìn chung, kinh tế của phần lớn các nước trên thế giới sẽ phải đối mặt với suy giảm nghiêm trọng do dịch bệnh Covid-19.
Ngày 16/9, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang trên đà giảm 4,5% trong năm 2020. Hồi tháng 6 vừa qua, tổ chức này đã đưa ra dự báo mức suy giảm kinh tế toàn cầu là 6%.
Theo OECD, đại dịch sẽ làm thiệt hại ít nhất hơn 5.000 tỷ USD của GDP toàn cầu. Tổ chức này chỉ ra, nếu đại dịch được kiểm soát, nền kinh tế thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 5% vào năm 2021.
Đối với kịch bản xấu hơn, khi dịch bệnh tái bùng phát và nhiều quốc gia áp dụng lại các biện pháp giãn cách, đóng cửa trở lại, tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2021 có thể sụt giảm 2-3% so với mức dự báo.
Trí Thức Trẻ