MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng Thế giới: Việt Nam đạt Chỉ số vốn nhân lực cao hơn so với các nước cùng thu nhập

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước có cùng thu nhập. Tuy vậy, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức lớn khi tỷ lệ thấp còi tương đối cao, 25/100 trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, đặc biệt phổ biến tại các dân tộc thiểu số.

Mới đây, Ngân hàng Thế giới đã công bố "Chỉ số Vốn Nhân lực 2020" cho 174 quốc gia trên toàn thế giới dựa trên dữ liệu đến tháng 3/2020. Theo đó, HCI của Việt Nam tăng từ 0,66 vào năm 2010 lên đến 0,69 điểm trong năm 2020.

Con số này có nghĩa là một đứa trẻ sinh tại Việt Nam trong năm nay có thể phát triển được tới 69% tiềm năng của mình, so với trường hợp đứa trẻ đó được tiếp cận đầy đủ về giáo dục và y tế.

Chỉ số này cao hơn 56% mức trung bình của các quốc gia có cùng mức thu nhập. Tuy nhiên, mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội của Việt Nam lại thấp hơn.

Ngân hàng Thế giới: Việt Nam đạt Chỉ số vốn nhân lực cao hơn so với các nước cùng thu nhập - Ảnh 1.

Đáng chú ý, tỷ lệ trẻ em Việt Nam sống qua 5 tuổi là 98/100. Một đứa trẻ bắt đầu đi học từ năm 4 tuổi có thể hoàn thành 12,9 năm học lúc 18 tuổi và khi quy đổi sang chất lượng học, số năm học thực chất sẽ giảm xuống chỉ còn 10,7 năm. 

Ngoài ra, điểm tổng quan hài hòa của học sinh Việt Nam đạt 519 trên 625. Tuy nhiên, Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn để tiếp tục cải thiện HCI là tỷ lệ thấp còi tương đối cao, 25% trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, phổ biến tại các dân tộc thiểu số.

"Chỉ số Vốn Nhân lực 2020" được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới nhằm đánh giá về tình hình sức khỏe và giáo dục trẻ em trước đại dịch Covid-19 của 174 quốc gia chiếm 98% tổng dân số thế giới.

Theo đó, trước giai đoạn đại dịch, phần lớn các nước đã có những bước tiến vững chắc trong việc xây dựng vốn nhân lực cho thế hệ kế tiếp, đặc biệt những bước tiến lớn nhất được ghi nhận tại các quốc gia có thu nhập thấp.

Dù không kể đến những ảnh hưởng gần đây do đại dịch Covid-19, cộng thêm những tiến bộ vượt bậc, nhưng một đứa trẻ sinh ra ở quốc gia điển hình dự kiến cũng chỉ đạt được 56% tiềm năng vốn nhân lực so với trường hợp đứa trẻ đó được tiếp cận giáo dục và y tế đầy đủ.

Hơn nữa, mặc dù nguồn vốn nhân lực đối với trẻ em gái bình quân cao hơn so với trẻ em trai nhưng đây cũng chưa trở thành cơ hội bình đẳng giới tính trên thị trưởng lao động. Cụ thể, tỷ lệ việc làm bình quân của nữ giới thấp hơn 20 điểm phần trăm so với nam giới, mức chênh lệch sẽ thay đổi tùy vào từng quốc gia và khu vực.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã làm tăng nguy cơ bạo lực giới, tảo hôn và mang thai ở tuổi vị thành niên. Những vấn đề này đều làm giảm cơ hội học tập cũng như cơ hội nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái.

Đại dịch Covid-19 cũng đã khiến hơn 1 tỷ trẻ em phải nghỉ học, cũng như các thiệt hại nặng nề về tài chính. Việc gián đoạn này đã tác động đáng kể đối với các dịch vụ y tế thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em, đặc biệt nhiều trẻ em đã bị lỡ các mũi tiêm chủng quan trọng

Do vậy, Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ triển khai gói hỗ trợ tài chính lên tới 160 tỷ USD trong vòng 15 tháng nhằm hỗ trợ hơn 100 quốc gia bảo vệ người nghèo và nhóm người dễ bị tổn thương, hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy phục hồi kinh tế. Hoạt động tài trợ này bao gồm 50 tỷ USD nguồn lực IDA mới thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vay ưu đãi cao.

Q.L

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên