MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng vận động không ngừng trong cuộc đua chuyển đổi số

12-09-2022 - 08:33 AM | Tài chính - ngân hàng

Không “ngủ quên” trên thành công, nhiều ngân hàng tiếp tục có những sáng kiến mới để đẩy mạnh số hóa toàn diện trong thời gian gần đây.

Theo Chương trình "Chuyển đổi số quốc gia định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tài chính - ngân hàng được xác định là một trong 08 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số.

Tháng 6/2022, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng, đưa ra các giải pháp khá cụ thể trong việc số hóa của ngành.

Kế hoạch này đã đặt ra các mục tiêu rất cụ thể đến năm 2025 như: 50% các nghiệp vụ ngân hàng được số hóa; 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; 50% khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng khách hàng cá nhân được số hóa, tự động; …

Trên thực tế, không đợi kế hoạch được ban hành năm nay mà xu hướng việc chuyển đổi số đã bùng nổ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng nhiều năm qua. Trong đó, giai đoạn từ 2017 trở đi, các tổ chức tín dụng đã đồng loạt đầu tư mạnh cho công nghệ, phát triển dịch vụ ngân hàng trên nên tảng số. Minh chứng dễ thấy nhất cho những thành quả mà công cuộc số hóa ngành ngân hàng đạt được là dịch vụ thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo số liệu của NHNN, hiện đã có 68% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng, trong đó, số khách hàng tăng mạnh gần đây sau khi các nhà băng áp dụng phương thức định danh điện tử (eKYC).

Sáu tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị. Trong đó, giao dịch qua điện thoại di động tăng mạnh mẽ 98,3% về số lượng và 84,3% về giá trị.

Tại nhiều ngân hàng, lượng giao dịch trên kênh số tăng trưởng theo cấp số nhân, ngay cả những "ông lớn". Chẳng hạn, ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân của Vietinbank là iPay ghi nhận lượng giao dịch năm 2021 tăng trưởng hơn 100% so với năm 2020 và hơn 350% so với năm 2019.

Theo tìm hiểu, đã có nhiều ngân hàng Việt đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số như TPBank, Techcombank,… vượt sớm và xa mục tiêu đặt ra tại Quyết định 810 là 70% vào năm 2025.

Không "ngủ quên" trên thành công, nhiều ngân hàng tiếp tục có nhiều sáng kiến mới để đột phá số hóa trong thời gian gần đây, không chỉ là phát triển dịch vụ thanh toán, mà còn hàng loạt dịch vụ tài chính khác, từ cho vay, đầu tư, mua sắm…

Điển hình như Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa qua có đã kết hợp với đối tác BĐS giới thiệu nền tảng Unlock Dream Home (Mở khoá ngôi nhà mơ ước) và nhận được sự quan tâm lớn trên thị trường vay mua nhà.

Ngân hàng vận động không ngừng trong cuộc đua chuyển đổi số - Ảnh 1.

Unlock Dream Home mang lại trải nghiệm "Tất cả trong 1" trên online

Nền tảng này được liên kết bởi 3 kênh tương tác chính gồm, kênh đối tác bất động sản, kênh ngân hàng truyền thống (CN/PGD) và ngân hàng số, giúp khách hàng được trải nghiệm mua nhà thông suốt, liền mạch và dễ dàng hơn.

Có thể hình dung, Unlock Dream Home mang lại trải nghiệm "Tất cả trong 1" trên trực tuyến, từ lúc tìm nhà cho đến việc lập kế hoạch tài chính và hoàn thành các thủ tục vay mua nhà, tất cả được xây dựng trong một hành trình xuyên suốt chỉ trên một nền tảng duy nhất. Qua đó, nền tảng này giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thời gian, có thể tự chủ động trong tất cả các khâu từ tìm kiếm đến lựa chọn khoản vay: tiện lợi - nhanh chóng - tối ưu hóa lợi ích và hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước. Với nhiều tiện ích, ưu đãi và khá đặc biệt trên thị trường. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, đã có gần 200.000 lượt truy cập vào website Unlock Dream Home, hơn 5.000 người đăng ký được tư vấn và hơn 26.000 bất động sản đa dạng ở nhiều tỉnh thành cùng hàng trăm khách hàng đã được tiếp cận khoản vay và chọn được ngôi nhà như ý.

Các sản phẩm số khác cũng được OCB liên tục mở rộng thêm nhiều tính năng. Cụ thể, tại ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI đã tích hợp hơn 150 sản phẩm dịch vụ và tiện ích tài chính trên app, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng.

Sản phẩm được mở rộng nhiều tính năng "độc đáo" như chuyển khoản theo lô dành cho khách hàng cá nhân, cài đặt hạn mức giao dịch theo nhu cầu lên tới 5 tỷ đồng/ngày, có thể lên đến 20 tỷ/ngày với tài khoản thụ hưởng tin cậy, mở thẻ tín dụng IGEN hoàn toàn online,... Khách hàng còn có thể trải nghiệm giải trí nhận quà với đa dạng các hình thức game tương tác trực tiếp trên ứng dụng.

Bên cạnh các dịch vụ thông dụng như chuyển tiền, gửi tiết kiệm,… OCB OMNI có tính năng đầu tư giúp khách hàng có thể mua chứng chỉ quỹ, chuyển tiền chứng khoán, trái phiếu,… từ đó có thể sinh lời cho tài sản của mình.

Đặc biệt mới đây, OCB cũng là nhà băng dẫn đầu xu hướng khi triển khai thành công tính năng thanh toán Facepay (không cần sử dụng các công cụ như: thẻ, điện thoại…) tại gần 170 cửa hàng tiện lợi GS25 và sẽ tiếp tục mở rộng ở hệ thống cửa hàng bán lẻ khác vì phương thức này rất phù hợp nhất đối với giao dịch thanh toán nhỏ lẻ, hàng ngày, đem lại sự tiện dụng cho khách hàng.

Ngân hàng vận động không ngừng trong cuộc đua chuyển đổi số - Ảnh 2.

Thanh toán Facepay - phương thức thanh toán hiện đại nhất hiện nay

Nhờ việc liên tục cập nhật phát triển ứng dụng mà chỉ trong 6 tháng đầu năm OCB OMNI ghi nhận số lượng người dùng tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước, số lượng giao dịch tăng 81% so với cùng kỳ; Tỷ lệ Casa thông qua kênh cũng tăng 46% so với cùng kỳ.

Ngân hàng cũng có nhiều gói giải pháp cho các nhóm khách hàng doanh nghiệp như giải pháp thanh toán số OCB ProPay từ cơ bản đến chuyên biệt, theo nhu cầu của từng đơn vị, giúp các công ty tự động hóa việc quản lý khoản thu - chi trong doanh nghiệp, giảm thiểu rất nhiều sai sót và có thể tận dụng thời gian xử lý sai sót để tối ưu các hoạt động khác. Tính đến 30/6/2022, tỷ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm này tăng gần 140% so với thời điểm cuối năm 2021.


Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên