MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành công nghệ trị giá 15 tỷ USD, Elon Musk cũng tham gia nhưng cực kỳ gây tranh cãi

17-05-2024 - 15:18 PM | Kinh tế số

Công nghệ thần kinh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những khả năng mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà trước đây chưa từng tồn tại…

Ngành công nghệ trị giá 15 tỷ USD, Elon Musk cũng tham gia nhưng cực kỳ gây tranh cãi- Ảnh 1.

Tương lai của công nghệ điện não đồ (EEG) hướng tới tích hợp AI và học máy để chẩn đoán chính xác hơn.

Theo Precedence Research, thị trường thiết bị công nghệ thần kinh được định giá khoảng 15 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến đạt hơn 55 tỷ USD vào năm 2032. Đây là lý do vì sao đại đa số Big Tech như Meta hay Apple ủng hộ nghiên cứu thiết bị có thể giải mã suy nghĩ, nhận thức mà không cần phẫu thuật xâm lấn.

Tuy vậy, khi những gã công nghệ khổng lồ bắc đầu bước vào cuộc đua xây dựng tiến bộ công nghệ thần kinh trong y tế thế giới. Tuy nhiên, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại công nghệ có thể khiến dữ liệu quan trọng nhất của mỗi người - quyền riêng tư trong suy nghĩ gặp rủi ro.

"Đây là ‘pháo đài bảo mật' cuối cùng của mỗi con người và chúng tôi phải từ bỏ mọi khía cạnh của quyền riêng tư", bà Nita Farahany, nhà đạo đức công nghệ và tác giả của cuốn "The Battle for Your Brain" cho biết.

Đầu năm nay, Neuralink của Elon Musk đã gây chú ý khi thành công cấy ghép giao diện não - máy tĩnh (BCI) cho bệnh nhân đầu tiên. Mặc dù mới đây, công ty cho biết đang gặp phải một số vấn đề cơ học khi một số sợi gắn điện cực nằm trong mô não tự tách khỏi mô, khiến thiết bị “hoạt động không bình thường”. Tuy nhiên, công ty khẳng định điều này không ảnh hưởng tiêu cực đến cách thức hoạt động của bộ cấy ghép.

Elon Musk không phải CEO duy nhất nỗ lực biến công nghệ thần kinh thành hiện thực. Hiện nay, có ít nhất 30 công ty đang bán hoặc phát triển công nghệ này.

Trong báo cáo của nhóm Nghiên cứu AI cơ bản (FAIR) của Meta, các nhà nghiên cứu đã chiếu một hình ảnh trước mặt người tham gia trong 1,5 giây. Sau đó, người ngồi trong cỗ máy thần kinh, nghĩ về hình ảnh AI có thể sử dụng dữ liệu hoạt động não để tái tạo hình ảnh. 

cabfcd50-0f07-11ef-b6f7-a0b69ccd9a55.jpg

Bên trái là hình ảnh gốc còn bên phải là hình ảnh AI tái tạo sau khi giải mã hoạt động não của con người.

Kết quả cho ra không đúng hoàn toàn, nhưng đủ gần để nhóm nghiên cứu tiếp tục cải thiện. "Hiện tại, đây không phải là công nghệ đọc suy nghĩ", Trưởng nhóm Công nghệ não & AI Meta Jean-Rémi King nói với Yahoo Finance. Ông nhất mạnh, sản phẩm hướng tới người tiêu dùng không phải là mục tiêu cuối cùng trong nghiên cứu mà hãng mong muốn sản phẩm sẽ "giúp bệnh nhân chấn thương sọ não có thể giao tiếp". 

Một câu hỏi lớn đằng sau tất cả nghiên cứu và phát triển sản phẩm thần kinh là: Thế giới chúng ta sẽ thế nào nếu Big Tech có thể đọc suy nghĩ của bạn theo đúng nghĩa đen?

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiến sĩ Yuste phát hiện ra cách kiểm soát suy nghĩ của chuột thông qua laser. Thí nghiệm sợ hãi đến mức khiến ông đồng sáng lập Tổ chức Neurorights, nỗ lực bảo vệ quyền riêng tư của suy nghĩ, "để những điều trong hoạt động đầu óc của chúng ta không bị mã hóa mà không được chúng ta cho phép" như lập luận của ông.

Một số thiết bị theo dõi não không xâm lấn được coi là cuộc cách mạng trong y học, thế nhưng không phải ai cũng đồng tình trước viễn cảnh công ty công nghệ có quyền truy cập vào suy nghĩ cá nhân.

Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ quyền thần kinh (quyền liên quan đến suy nghĩ và tinh thần) tin rằng suy nghĩ là phần dữ liệu cuối cùng mà chúng ta để lại cho chính mình. Đó là lý do tại sao họ đang đấu tranh cho luật bảo vệ quyền riêng tư.

Hiện tại, lo ngại về tác động quyền riêng tư đối với công nghệ thần kinh đang thúc đẩy loạt chính sách thay đổi. Tháng trước, Colorado chính thức thông qua dự luật mở rộng đạo luật bảo mật của tiểu bang bao gồm các quyền thần kinh - lần đầu tiên xuất hiện tại Hoa Kỳ. Sau đó, dự luật tương tự cũng được trình lên một số bang như California và Minnesota.

Các tranh luận về việc quản lý công nghệ thần kinh vẫn còn đang ở giai đoạn rất sơ khởi, nhưng cũng đã có một số nhà khoa học thúc đẩy cái gọi là "não quyền" của con người. Nhà sinh học thần kinh Rafael Yuste đấu tranh cho quyền riêng tư của trí não, "để những điều trong hoạt động đầu óc của chúng ta không bị mã hóa mà không được chúng ta cho phép" như lập luận của ông.

Chile gần đây đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa "não quyền" vào hiến pháp và sẽ sớm ban hành luật để quản lý các công nghệ ghi lại hoặc thay đổi hoạt động của não.

Khánh Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên