Ngành công nghiệp nào sẽ tạo ra tỷ phú với tài sản nghìn tỷ USD trong tương lai?
Có những người mà thu nhập hàng năm của họ còn lớn hơn GDP của một quốc gia. Đừng ngạc nhiên, điều đó là sự thật. Nhưng bao giờ sẽ có siêu tỷ phú với tài sản lên tới nghìn tỷ USD vẫn là một dấu hỏi.
- 01-04-2019Tỷ phú từng mua đứt 1 trong 3 khách sạn lớn nhất Paris: Tôi phải thành công vì mang trong mình dòng máu Việt!
- 11-03-2019Chân dung tỷ phú Trung Quốc muốn đầu tư vào cao tốc Bắc Nam: Cái đói khắc ghim trong ký ức đầu đời, trở thành giáo viên lúc trai trẻ trước khi bùng nổ với ngành xây dựng
- 06-03-2019Tỷ phú thế giới và Việt Nam: Họ làm gì, chơi gì, từ thiện gì?
Năm 2018, ông chủ Amazonr Jeff Bezos đã kiếm được 27 tỷ USD. Trên thực thế, tài sản của ông đã chạm đỉnh 167 tỷ USD vào tháng 9 năm ngoái. Nhưng ông cũng không phải là người duy nhất kiếm được món tiền khổng lồ trong thời gian rất ngắn như vậy, các tỷ phú khác cũng đã làm được điều đó.
Tất nhiên, kiếm được nhiều tiền như thế thì rất tuyệt, nhưng khi bạn đã giàu đến mức đó rồi, thì cũng rất dễ để bạn bị thất thoát tài sản. Ví dụ như ông chủ ZARA đã "đánh rơi" đến 16,2 tỷ USD năm ngoái, hay Mark Zuckerburg mất đến 19 tỷ USD.
Trên thực thế, người giàu nhất trong lịch sử nhân loại là John Rockefeller, người có tài sản ước tính lên tới 400 tỷ USD (tính quy đổi theo giá hiện hành). Ông ta kiếm tiền từ nguồn tài nguyên mới (trong quá khứ) - dầu mỏ và đã từng độc quyền toàn ngành đó trong thời gian dài.
Ngày nay, bạn không thể làm thế vì thị trường quá cạnh tranh và thế giới đang muốn mọi người bảo vệ môi trường. Vậy thì người đầu tiên đạt tới mốc ngàn tỷ sẽ phải chinh phục một nguồn tài nguyên mới như John Rockefeller đã làm. Phải đi đâu để tìm nguồn tài nguyên mới?
Câu trả lời chính là vũ trụ. Vũ trụ chứa những nguồn vô hạn tài nguyên mà ở trên trái đất là hữu hạn. Và ai có khả năng khai thác tài nguyên trên vũ trụ trước, người đó sẽ trở thành "nghìn tỷ phú" trước.
Các tiểu hành tinh có hầu hết tất cả các loại tài nguyên thô và hiếm trên Trái đất như vàng, bạc, bạch kim,... Năm 1997, một tiểu hành tinh với đường kính chỉ 1,5km đã được phát hiện, lượng kim loại quý trong nó có giá trị lên tới 20 nghìn tỷ USD, và vũ trụ thì có hàng loạt những tiểu hành tinh như thế. Một tiểu hành tinh có đường kính chưa tới 1km có thể chứa lượng kim loại gấp 2 đến 3 lần ngành công nghiệp khai thác trái đất.
Dĩ nhiên việc khai thác trên vũ trụ rồi mang bất kỳ tài nguyên nào về trái đất sẽ chẳng bao giờ là một sự lựa chọn thông minh, ít nhất là trong tương lai gần vì đi vào vũ trụ đã quá đắt đỏ. Nhưng bạch kim thì khác. Các nhà khai thác có thể kiếm từ 25 đến 30 tỷ USD chỉ từ một tiểu hành tinh đường kính 30m chứa platinum.
Tất nhiên, nguồn cung tăng đột biến sẽ khiến giá platinum giảm, nhưng sẽ chỉ có một hoặc cùng lắm là hai công ty sẽ đủ tiềm lực để khai thác trước, và sẽ cực kỳ cẩn thận trong việc với lượng tài nguyên mà họ cung cấp cho Trái đất. Khi thế giới công nghệ phát triển, nguồn cung cho các kim loại quý, đặc biệt là platinum sẽ càng cao.
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ công ty nào có thể khai thác tài nguyên trên các tiểu hành tinh, nhưng đã có nhiều công ty đặt mục tiêu cho việc đó. Thách thức lớn nhất vẫn là vận tải. Tên lửa không hề rẻ chút nào nhưng lại không thể tái sử dụng. Dù sao, nhiều người cũng đang cố gắng thay đổi điều đó.
Những điều mà SpaceX làm được thật tuyệt vời, nhưng tên lửa của họ vẫn chưa thể tái sử dụng 100% mà chỉ là một phần. Mặc dù Blue Origin bắt đầu khá muộn sau SpaceX, nhưng dựa theo tốc độ phát triển của nó, SpaceX sẽ sớm bị bắt kịp mà thôi. Hai công ty này là sở hữu cá nhân của Jeff Bezos và Elon Musk.
Nếu có thể chế tạo được tên lửa có thể tái sử dụng 100% thì họ không chỉ có thể khai thác từ tiểu hành tinh mà còn tạo ra một ngành công nghiệp khai thác mới, và độc quyền nó, như John Rockefeller đã từng.