Ngành duy nhất đang hút vốn ngoại trên 200 tỷ USD
Tính lũy kế đến ngày 20/2/2023, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt trên 442,3 tỷ USD. Trong đó, 1 ngành chiếm hơn 50% tổng luỹ kế vốn FDI vào Việt Nam.
- 23-03-2023GDP Việt Nam chính thức bước vào 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới được bao lâu?
- 23-03-2023Được nhấn mạnh là 3 nước có khả năng phát triển vượt trội 5 năm tới, Việt Nam, Ấn Độ và Philippines có dự báo tăng trưởng GDP ra sao?
- 21-03-2023Một loại nông sản xuất khẩu sang Indonesia tăng đột biến về cả kim ngạch lẫn sản lượng
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tính đến 20/02/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt gần 3,1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn thực hiện của dự án ĐTNN ước đạt khoảng 2,55 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính đến 20/02/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt gần 3,1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn thực hiện của dự án ĐTNN ước đạt khoảng 2,55 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Cùng với đó, theo đối tác đầu tư, hiện có 142 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn 81,3 tỷ USD (chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với gần 72,1 tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan (TQ), Hồng Kông (TQ).
Theo địa bàn, ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với hơn 56,3 tỷ USD (chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Bình Dương với hơn 39,6 tỷ USD (chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với gần 38,9 tỷ USD (chiếm gần 8,8% tổng vốn đầu tư).
Theo ngành, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 262,9 tỷ USD, chiếm 59,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các ngành kinh doanh bất động sản với gần 66,5 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 38,3 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư).
Như vậy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành duy nhất đang hút vốn FDI trên 200 tỷ USD.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, những năm gần đây, trung bình mỗi năm, vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thì vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm tới 70 - 80% tổng vốn FDI đăng ký.
Đáng chú ý, không chỉ thu hút lượng vốn đầu tư lớn, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo còn có sức hấp dẫn đối với những tập đoàn công nghiệp lớn, có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài lớn đã đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo như: Samsung, LG, Canon, Honda, Toyota,… Cùng với đó, những tập đoàn này liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam sau một thời gian đầu tư và hoạt động hiệu quả.
Tổng cục Thống kê cho biết, dòng vốn FDI vào lĩnh vực chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện sẽ góp phần tạo động lực cho nền kinh tế trong tương lai.
Việc Việt Nam thu hút nhiều dự án FDI lớn vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, tăng vị thế của Việt Nam trong bản đồ kinh tế thế giới.
Thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo giúp người lao động Việt Nam nâng cao tay nghề. Hơn nữa, lĩnh vực này giúp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua cung ứng các sản phẩm, linh kiện cho các tập đoàn lớn trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam.
Nhịp sống kinh tế