Ngành gỗ đang nỗ lực vượt khó
Chiều 9-8, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã tổ chức hội nghị giao ban ngành chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023.
- 09-06-2023Hoàn thuế VAT, doanh nghiệp ngành gỗ tiếp tục “kêu cứu”
- 01-12-2022Giữa cơn bão của ngành gỗ, một doanh nghiệp trong ngành vẫn sống khỏe
- 13-03-2022Cổ phiếu ngành gỗ đột ngột tăng trần: Xuất khẩu khởi sắc, đơn hàng đã nhận đến hết quý II, tuy nhiên doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi thiếu hụt gỗ nguyên liệu quy mô toàn cầu
Ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho biết năm 2022 ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu trên 17 tỉ USD, qua đó đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 2 châu Á và thứ 5 thế giới về lĩnh vực này. Tuy nhiên, 7 tháng đầu năm 2023, do ảnh hưởng của xung đột thế giới, lạm phát toàn cầu tăng cao, các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam tiếp tục thắt chặt. Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ đạt 7,8 tỉ USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ và mới thực hiện được 46% kế hoạch năm.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho rằng hiện toàn ngành đang thực hiện nhiều giải pháp như thay đổi mẫu mã, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ… nhằm biến những bất lợi thành cơ hội, nguy cơ thành thời cơ.
Doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Bình Dương
Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương, cũng thông tin khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp ngành gỗ trên địa bàn. Theo ông Dũng, các doanh nghiệp gỗ của Bình Dương chiếm tới hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của cả nước nhưng 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Bình Dương chỉ đạt 2,7 tỉ USD; giảm 5,3% so cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động.
Người lao động