Ngành hàng là niềm tự hào của người Việt: Đại gia Mỹ, Nhật Bản cực ưa chuộng, thu trăm triệu USD, Việt Nam sắp chiếm 15% thị phần toàn cầu
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới cùng với Trung Quốc và Philippines.
- 13-06-2024"Cây tỷ đô" của Việt Nam đang lên cơn sốt được cả thế giới săn lùng: giá tăng 8 tháng liên tiếp, khách mua toàn ông lớn Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc
- 12-06-2024Thay thế Trung Quốc, một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ lên cơn sốt: Thu gần 300 triệu USD kể từ đầu năm, Campuchia, Hàn Quốc đều mạnh tay săn lùng
- 11-06-2024Chưa bao giờ mặt hàng quan trọng này của Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam nhiều đến thế: nhập khẩu tăng hơn 700%, là "cứu tinh" cho nhu cầu điện mùa cao điểm
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2024, xuất khẩu nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 66,37 triệu USD, giảm nhẹ 0,4% so với tháng 4/2024 và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung, trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 334,5 triệu USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy những tín hiệu tích cực trong việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ dù nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn.
Xét về thị trường, Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, đạt hơn 136,7 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 40,9%. Riêng tháng 5, xuất khẩu mây, tre, cói và thảm sang xứ cờ hoa đã thu về hơn 31,5 triệu USD, tăng 29% so với tháng 3/2023.
Xếp thứ 2 là thị trường Nhật Bản. Tháng 5, nước này nhập khẩu 3,6 triệu USD, giảm 8,7% so với tháng 5/2023. Lũy kế 5 tháng, Việt Nam thu về 20,9 triệu USD nhờ xuất khẩu mặt hàng này sang xứ anh đào, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 6,3%.
Vương quốc Anh lùi xuống là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam ở lĩnh vực này với 20,5 triệu USD trong 5T/2024, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 6,1%. Riêng tháng 5, thị trường này nhập khẩu từ Việt Nam 2,4 triệu USD, giảm mạnh 37% so với tháng trước.
Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 2 (sau Trung Quốc) trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu mây tre đan nhiều nhất thế giới và đứng thứ 10 thế giới về xuất khẩu thảm, với kim ngạch tăng trưởng trung bình 29,5%/năm. Các chuyên gia nhận định, khả năng chiếm lĩnh 10 - 15% thị phần thế giới là hoàn toàn khả thi. Khi quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiến đạt 82,9 tỷ USD vào năm 2028, mây, tre có thể mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT), cứ 1 triệu USD xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang lại lợi nhuận gấp 5-10 lần so với ngành khai thác, hàm lượng xuất khẩu rất cao.
Cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan rất nhiều bởi diện tích tre trong nước lên đến 1,5 triệu ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, trong đó có 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000ha. Tài nguyên tre Việt Nam phong phú và đa dạng với hàng trăm loài, trong đó có một số loài kinh tế cao như luồng, lùng, trúc sào, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai.
Đặc biệt, cả nước có trên 1.000 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng số các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Trong đó, khu vực phía Bắc và miền Trung tập trung nhiều về các sản phẩm mây tre lá và cói, còn khu vực Tây Nam bộ tập trung nhiều các sản phẩm về bèo tây, lá buơng.
Bên cạnh đó, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) như: EVFTA, CPTPP, RCEP… đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm mây, tre, cói, thảm, nhất là tại thị trường có sức tiêu thụ lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...
Nhịp sống thị trường