Ngành học tưởng nặng nhọc, thực chất phù hợp với nữ giới, lương tới 20 triệu đồng/tháng
Hiện nay nữ giới có thể đảm nhận công việc nhóm ngành này rất tốt.
- 26-11-2022Sinh viên đại học bỏ việc văn phòng đi làm dọn dẹp, tậu nhà và xe chỉ sau 2 năm: Khi học cách cúi đầu, cơ hội sẽ ở ngay trước mắt bạn
- 26-11-2022Dọn dẹp từ khán đài đến phòng thay đồ, vì sao người Nhật sạch sẽ và ngăn nắp như thế?
- 24-11-2022Vì sao người xưa hay dùng gối sứ thay vì gối bông mềm mại?
- 24-11-2022Nằm giữa nghĩa trang, ngôi nhà được rao bán 8,3 triệu USD vẫn 'đắt' khách
- 23-11-2022Tuyển dụng vào Google khó hơn cả đỗ Harvard: Chuyên gia tiết lộ tiêu chí để trở thành 0.2% ứng viên được nhận làm việc
Khi nhắc đến những ngành học về kỹ thuật, nhiều người có suy nghĩ chúng quá vất vả, nặng nhọc, chỉ hợp với nam giới. Tuy nhiên quan niệm này là lỗi thời. Bởi nhiều ngành kỹ thuật hiện nay đã có máy móc hỗ trợ và nữ giới cũng có thể theo học, đảm nhận công việc ngon ơ.
Trao đổi với báo chí, thầy Tôn Ngọc Triều, Trưởng khoa Điện - Điện tử trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC) cho biết, các công việc lao động kỹ thuật hiện nay đều có sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc. Vì vậy, nữ lao động kỹ thuật hiện nay có thể làm tốt như nam, thậm chí tiếp nhận công việc nhanh hơn nam giới.
Còn theo thầy Nguyễn Minh Chương, Trưởng khoa Công nghệ tự động trường TDC, các nhà máy sản xuất như Intel, Nidec… thậm chí còn ưu tiên tuyển nữ vào các vị trí như quản lý công nhân lắp đặt, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm. Do nữ kỹ thuật viên có tính tỉ mỉ, cẩn thận.
Nói đến những ngành kỹ thuật phù hợp với nữ giới, có thể kể tới một số cái tên như Điện, Điện tử, Tự động hóa... Với ngành tự động hóa, đây là những thông tin mà nữ sinh có thể tham khảo.
Ngành Tự động hóa là gì? Ra trường làm công việc gì?
Hiểu một cách đơn giản, Tự động hóa mô tả một loạt các công nghệ làm giảm sự can thiệp của con người vào các quy trình. Sự can thiệp của con người được giảm thiểu bằng cách xác định trước các tiêu chí quyết định, các mối quan hệ của quy trình phụ và các hành động liên quan - và thể hiện những xác định trước đó trong máy móc.
Tự động hóa, bao gồm việc sử dụng các hệ thống điều khiển khác nhau để vận hành thiết bị như máy móc, quy trình trong nhà máy, nồi hơi và lò xử lý nhiệt, chuyển đổi trên mạng điện thoại, lái và ổn định tàu thủy, máy bay, và các ứng dụng và phương tiện khác với sức người sự can thiệp.
Tự động hóa bao gồm các ứng dụng khác nhau, từ bộ điều nhiệt gia dụng điều khiển lò hơi, đến hệ thống điều khiển công nghiệp lớn với hàng chục nghìn phép đo đầu vào và tín hiệu điều khiển đầu ra. Về độ phức tạp của điều khiển, nó có thể bao gồm từ điều khiển bật-tắt đơn giản đến các thuật toán cấp cao đa biến.
Khi theo học ngành Tự động hóa, sinh viên sẽ được học các kiến thức giáo dục đại cương; Toán và khoa học cơ bản; môn cơ sở và cốt lõi ngành; kiến thức bổ trợ; môn tự chọn theo định hướng ứng dụng...
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc: Kỹ sư thiết kế hệ thống tự động hóa cho các nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổ chức và tham gia thi công; Kỹ sư vận hành và bảo trì hệ thống điện, điện tử, tự động; Kỹ sư vận hành bảo dưỡng thiết bị và hệ thống tự động.
Hay Chuyên viên phân tích nhu cầu hệ thống điện, tự động hóa của các công ty - nhà máy; Chuyên viên lập trình ứng dụng các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, bộ điều khiển về lập trình…; Chuyên viên tư vấn các giải pháp trong lĩnh vực tự động, huấn luyện nhân viên vận hành hệ thống tự động; Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo có ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Đối với công việc Kỹ sư tự động hóa, mức lương trung bình dành cho người có kinh nghiệm 2-5 năm dao động từ 12 - 20 triệu đồng/tháng. Nếu là người có năng lực, nhận được cơ hội làm việc ở nước ngoài thì mức lương còn cao hơn nhiều.
Ngành Tự động hóa có thể học ở trường nào?
Hiện nay có rất nhiều trường đang đào tạo ngành Tự động hóa, tiêu biểu như:
- Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Đại học Giao thông vận tải.
- Đại học Bách khoa TP HCM.
- Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM
Phụ nữ Việt Nam