MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành nghề "bình dân" nhưng lương cao, không tốt nghiệp ĐH cũng làm được

05-11-2022 - 00:32 AM | Sống

Ngành nghề "bình dân" nhưng lương cao, không tốt nghiệp ĐH cũng làm được

Cuộc sống càng phát triển bao nhiêu, mức sống của con người càng đòi hỏi phải được nâng cao bấy nhiêu. Đó chính là lý do khiến ngành dịch vụ ngành càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ và luôn chiếm phần lớn trong thu nhập GPA của mỗi quốc gia. Ngành F&B ra đời từ để đáp ứng nhu cầu ngành càng cao của xã hội và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ ở Việt Nam.

F&B là ngành gì?

F&B là viết tắt của Food and Beverage, có nghĩa là thực phẩm và đồ uống. Nhóm ngành F&B nói chung là các công việc kinh doanh bán hàng thực phẩm và đồ uống trên thị trường. Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống cũng là một phần quan trọng trong tổng thể ngành nông nghiệp.

Ngành nghề bình dân nhưng tiềm năng lương khủng, luôn khát nhân lực, không tốt nghiệp ĐH cũng làm được - Ảnh 1.

Hiện nay, dịch vụ F&B được phân thành 3 nhóm chính sau:

Phục vụ tại bàn – Waiter service: thực khách được nhân viên phục vụ ngay tại bàn ăn.

Tự phục vụ – Self service: khách hàng tự lấy khay và chọn phần ăn của mình cùng dụng cụ dao nĩa.

Phục vụ hỗ trợ – Assisted service: khách được phục vụ một phần bữa ăn tại bàn và tự phục vụ đối với một số món ăn, thức uống tự chọn.

Cần phân biệt rõ rằng ngành dịch vụ là một khái niệm tổng quan, trong khi đó, F&B là một chuyên ngành, phân hệ nhỏ trong ngành dịch vụ, với nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống cho khách hàng.

Tiềm năng “khủng” của ngành F&B

Ngành nghề bình dân nhưng tiềm năng lương khủng, luôn khát nhân lực, không tốt nghiệp ĐH cũng làm được - Ảnh 2.

F&B tuy là một ngành nhỏ chuyên sâu trong nhóm ngành dịch vụ mới nổi lên trong những năm gần đây nhưng đã vươn lên trở thành một trong những ngành có mức độ tăng trưởng hàng đầu, đặc biệt là sau Covid-19. Theo khảo sát của Vietnam Report, sau 2 năm chật vật vì COVID-19, quý I/2022, các doanh nghiệp F&B đã thực sự hồi phục trở lại.

Số liệu doanh thu ngành F&B nửa đầu tháng 4/2022 đã phản ánh rõ ràng xu hướng này, khi mức tăng trưởng của các doanh nghiệp đạt gần 40% so với cùng kỳ quý 1/2022 và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ quý 4/2021.

Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.

Việt Nam cũng được dự đoán sẽ nằm trong top 3 quốc gia châu Á về phát triển ngành F&B nhờ nhu cầu hưởng thụ, trải nghiệm của người tiêu dùng ngày càng cao cũng như sự gia tăng của các hộ gia đình trung lưu. Cụ thể, Theo công ty nghiên cứu thị trường BMI, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu. Ngành F&B đã đóng góp 15,8% vào GDP quốc gia. Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, khoảng 35% tổng chi tiêu dùng.

Báo cáo của D’Corp cho thấy, cả nước hiện có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có 278.424 mô hình quy mô siêu nhỏ, 153.576 quy mô nhỏ, 34.128 quy mô vừa và 73.872 quy mô lớn. Con số này trong tương lai chắc chắn sẽ còn tăng.

Tốt nghiệp “không lo thất nghiệp”

Chính vì những tiềm năng “khủng” đó, F&B đang là một trong những ngành khao khát nhân lực nhất hiện nay, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đa số sinh viên tốt nghiệp ngành Dịch vụ ăn uống sẽ làm việc trong lĩnh vực thực phẩm và khách sạn. Một số vị trí công việc phổ biến trong ngành F&B như:

Ngành nghề bình dân nhưng tiềm năng lương khủng, luôn khát nhân lực, không tốt nghiệp ĐH cũng làm được - Ảnh 3.

Giám đốc bộ phận F&B: Đảm nhận vai trò quyết định và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng hoạt động kinh doanh ẩm thực. Đồng thời họ sẽ là người trực tiếp đưa ra và triển khai các chiến dịch đã được thống nhất và đảm bảo hoàn thành đúng mục tiêu, đạt được lợi nhuận ở mức cao nhất.

Quản lý nhà hàng: Theo dõi, quản lý khu vực ăn uống: đại sảnh, quầy phục vụ, phòng tiệc,… Quản lý nhà hàng sẽ đưa ra các tiêu chuẩn phục vụ, đồng thời chịu trách nhiệm đào tạo trưởng nhóm.

Trưởng nhóm: Ở từng bộ phận đều sẽ có trưởng nhóm để quản lý hoạt động khu vực diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, bao gồm: Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn , trưởng nhóm phục vụ bàn, nhóm phó.

Nhân viên phục vụ rượu vang: nhiệm vụ chính của nhân viên là phục vụ đồ uống cho khách hàng. Các nhân viên làm ở vị trí này cần phải am hiểu loại thức uống nào phù hợp cho các món ăn và biết cách phục vụ khách hàng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.

Nhân viên trực bàn: Nhân viên sẽ đứng phục vụ trực tiếp khi khách hàng dùng bữa. họ sẽ hỗ trợ khi khách hàng có yêu cầu. Đồng thời phối hợp với nhà bếp để phục vụ món ăn nhanh chóng không để khách hàng phải chờ đợi lâu.

Nhân viên chia đồ ăn: đây là vị trí việc làm của các nhân viên sử dụng xe đẩy phục vụ đồ ăn tới những bàn khách hàng yêu cầu. Vị trí này phải có sự nhanh nhẹn, tư duy và sắp xếp đồ ăn hợp lý tránh đổ vỡ, mất thẩm mỹ.

Mức lương của ngành dịch vụ F&B khá cao và có chênh lệch, đặc biệt là mùa du lịch, nhân viên được thưởng thêm dựa trên lợi nhuận của công ty. Với những vị trí giám đốc, thu nhập từ 25 – 50+ triệu/tháng, quản lý có mức lương mỗi tháng từ 15 – 30+ triệu. Các vị trí từ nhân viên đến bếp chính có mức thu nhập từ 8 – 20+ triệu/tháng tùy vào vị trí cụ thể.

Ngành nghề bình dân nhưng tiềm năng lương khủng, luôn khát nhân lực, không tốt nghiệp ĐH cũng làm được - Ảnh 4.
Ngành nghề bình dân nhưng tiềm năng lương khủng, luôn khát nhân lực, không tốt nghiệp ĐH cũng làm được - Ảnh 5.

Ảnh chụp màn hình

Tuy nhiên, học ngành F&B không chỉ dừng lại ở việc đi làm công ăn lương mà nhờ những kiến thức đã tích luỹ được trên giảng đường và môi trường làm việc, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh độc lập như mở nhà hàng, quán cà phê mang dấu ấn của riêng và tự vận hành.

Ngành F&B cần thi khối gì? Học gì? Học ở đâu?

Để đáp ứng nhu cầu tuyển sinh và bổ sung nguồn nhân lực cho ngành, hiện  nay hành F&B  mở rộng xét tuyển thí sinh ở các khối:

A (Toán – Lý – Hóa)

A1 (Toán – Lý – Anh)

C (Văn – Sử – Địa)

D1 (Toán – Văn – Anh)

Ngoài ra một số trường xét tuyển cả các khối:

D3 (Toán – Văn – Pháp)

D4 (Toán – Văn – Trung)

D78 (Văn – KHXH – Anh)

D90 (Toán – KHTN – Anh)

D96 (Toán – KHXH – Anh)

Sinh viên theo đuổi ngành F&B sẽ có những trải nghiệm thú vị khi xây dựng kiến thức về các loại rượu, bia, cocktail và nghệ thuật ăn uống....

Đặc thù của ngành F&B là yêu cầu sinh viên nắm được quá trình vận hành dịch vụ ăn uống tại một nhà hàng và hiểu được những vấn đề về thực phẩm của cuộc sống hiện đại ngày nay, ví dụ như nguồn cung ứng thực phẩm địa phương và các thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn khơi dậy tiềm năng về sự tinh tế khi chế biến và phục vụ các món ăn, cũng như đòi hỏi người học cần có sự chăm chỉ, nắm vững lí thuyết và tập trung đầu tư vào sản phẩm phục vụ đến khách hàng.

Hiện nay có một số các trường đại học đào tạo ngành quản lý nhà hàng, khách sạn và các chuyên ngành liên quan uy tín như:

ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội

ĐH Kinh tế Quốc dân

ĐH Thương Mại

ĐH Công nghiệp Hà Nội

ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng

Khoa Du lịch – ĐH Huế

ĐH Nha Trang

ĐH Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM

ĐH Tài chính – Marketing

ĐH Kinh tế – Tài chính Tp.HCM

ĐH Hoa Sen

Thu Quỳnh

Phụ Nữ Việt Nam

Trở lên trên