Ngành nghề dành cho người thích sự nổi tiếng, thu nhập khá tốt
Đây là công việc mới xuất hiện tại thị trường lao động Việt Nam những năm gần đây nhưng đã nhận được đông đảo sự quan tâm, theo đuổi từ các bạn trẻ.
- 05-11-2022Robot phủ khắp ngành nghề trong 5 năm tới?
- 05-11-2022Ngành nghề "bình dân" nhưng lương cao, không tốt nghiệp ĐH cũng làm được
- 31-10-2022Một ngành nghề dự báo trở thành xu hướng mới, nghe tiêu chí "toát mồ hôi"
- 25-10-2022Ngành học 29 điểm mới đỗ, lọt top 10 nghề triển vọng nhất, lương có thể gấp đôi ngành IT
- 23-10-2022Một ngành nghề được nhiều bạn trẻ ước ao, thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi tháng
Trong thời đại ngành giải trí phát triển như ngày nay, hàng loạt kênh truyền hình âm nhạc, các nền tảng mạng xã hội ra đời thì khái niệm về nghề VJ cũng trở nên phổ biến, thịnh hành. Ngày càng nhiều bạn trẻ thích thú và theo đuổi ngành nghề này, nhất là những ai yêu thích mảng âm nhạc.
Thêm vào đó, mức thu nhập dành cho VJ cũng khá tốt, cao hơn rất nhiều so với một số công việc liên quan đến nghệ thuật, giải trí. Đặc biệt, nếu các bạn nhận được nhiều sự yêu thích, trở thành VJ nổi tiếng thì mức cát xê sẽ vô cùng hấp dẫn.
Cho đến nay, VJ vẫn luôn là nghề hấp dẫn giới trẻ, đặc biệt là những ai có ý định bước chân vào ngành giải trí tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
VJ LÀ NGHỀ GÌ?
VJ có tên gọi đầy đủ là "Video Jockey". Đây là thuật ngữ sử dụng để chỉ những người chuyên đảm nhiệm vụ trí dẫn chương trình âm nhạc trên các kênh, nền tảng truyền thông khác nhau. Có thể hiểu đơn giản nhất, nghề VJ chính là một nhánh nhỏ thuộc lĩnh vực MC (người dẫn chương trình).
VJ đang là ngành nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi. (Ảnh minh họa)
Đối với nghề VJ, ở giai đoạn đầu tiên, hầu hết các bạn trẻ đều được biết đến trong vai trò dẫn dắt, giới thiệu các bài hát, MV ca nhạc trên truyền hình. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nghề VJ đã được mở rộng hơn rất nhiều, bao gồm cả công việc liên quan đến biên tập, dẫn các chương trình của chính bản thân mình trên các nền tảng mạng xã hội.
Ngoài ra, vì thường xuyên làm việc với các nghệ sĩ nổi tiếng, các sự kiện giải trí, âm nhạc lớn nên VJ đôi khi cũng trở thành người đại diện cho chương trình mà họ thực hiện.
NHỮNG CÔNG VIỆC MÀ VJ CẦN LÀM LÀ GÌ?
1. Xây dựng kịch bản cho chương trình: Những người làm VJ cho các chương trình truyền hình lớn thì thường sẽ có biên tập soạn kịch bản riêng. Tuy nhiên, với một số chương trình nhỏ thì VJ sẽ chính là người xây dựng kịch bản. Theo đó, những người làm nghề này cần nắm chắc thông tin, hiểu rõ từng phần của kịch bản để đưa ra cho mình những phân cảnh thoại phù hợp nhất.
2. Truyền tải nội dung của chương trình đến khán giả: Công việc chính của một VJ chính là đưa người xem đến với những sản phẩm âm nhạc sao cho hấp dẫn, truyền tải được đầy đủ, chân thực nhất những nội dung theo kịch bản. Bên cạnh đó, các VJ cũng cần sự sáng tạo để thêm chi tiết mới lạ, mang đến sự hấp dẫn cho người xem.
3. Giao tiếp và phỏng vấn khách mời: Trong các chương trình âm nhạc thường có phần giao lưu với khách mời là các ca sĩ, nhạc sĩ… Bởi vậy, VJ sẽ là người trực tiếp đặt ra các câu hỏi phỏng vấn, thay mặt khán giả đưa ra những vấn đề để khách mời trả lời. Nhiệm vụ của các VJ là giúp khách mời với khán giả được giao lưu, trở nên gần gũi với nhau.
Ảnh minh họa.
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN CÓ ĐỂ TRỞ THÀNH VJ
1. Am hiểu sâu sắc về lĩnh vực
Dù làm bất cứ ngành nghề nào, bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực đó. Chẳng hạn đối với VJ âm nhạc, bạn cần cập nhật các kiến thức liên quan đến mảng âm nhạc và xu hướng mới nhất.
Không giới hạn trong phạm vi các nhạc phẩm trong nước mà bạn cần mở rộng phạm vi quốc tế nhưng có mức độ ưa chuộng tại thị trường Việt Nam như US – UK, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản... Một VJ có am hiểu sâu sắc sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người hâm mộ và được tin tưởng để giao cho các dự án lớn.
2. Thái độ làm việc chuyên nghiệp
Thái độ có tác động lớn trong việc hình thành nên phong cách của bản thân khi làm việc. Một VJ có cách ứng xử khéo léo và chuyên nghiệp sẽ dễ dàng nhận được lòng tin từ những người xung quanh.
Thái độ làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn phát triển trên con đường sự nghiệp, chứ không chỉ trong nghề VJ. Một công thức trong việc luyện tập thái độ chuyên nghiệp là: Lắng nghe, khiêm tốn, cẩn thận, học hỏi có chọn lọc và gạt bỏ những điều không có giá trị.
3. Liên tục bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản của nghề
Đặc thù công việc của VJ là cần giao tiếp với nhiều người, tự tin nói chuyện trước ống kính hoặc trước công chúng. Do đó, để trở thành một VJ giỏi, bạn cần trang bị vững chắc kỹ năng nền tảng của người dẫn chương trình.
Để trở thành VJ, bạn cần trau dồi rất nhiều kỹ năng mềm. (Ảnh minh họa)
4. Một số kỹ năng cơ bản của nghề VJ mà bạn cần trau dồi là:
- Kỹ năng trình bày vấn đề: Trình bày một cách ngắn gọn, không lan man nhưng vẫn đủ thu hút.
- Kỹ năng giọng nói: Phát âm tròn vành rõ chữ, có cảm xúc, không quá nhanh hay quá chậm, không sử dụng khẩu âm địa phương hay mắc các tật nói…
- Kỹ năng diễn xuất: Thể hiện ngôn ngữ cơ thể từ tay đến biểu cảm khuôn mặt sẽ giúp VJ trở nên thu hút hơn.
5. Biết tạo dựng thương hiệu cá nhân
VJ là nghề có sức ảnh hưởng đến một bộ phận người hâm mộ. Vì vậy, nếu muốn gắn bó với nghề này, bạn cũng cần xây dựng thương hiệu cá nhân để quảng bá và truyền thông cho các chương trình mà bạn đảm nhiệm.
Bên cạnh việc tạo dựng sức hút riêng đến từ bên trong mỗi người. Một VJ giỏi cũng cần biết cách hoặc có đội ngũ phát triển nội dung có liên quan đến báo chí, truyền hình hay các nền tảng mạng xã hội như: Youtube, Facebook, TikTok, Instagram…
6. Có ngoại hình là một lợi thế
Đối với nghề có tính chất tiếp xúc nhiều với công chúng như VJ, sẽ là điểm cộng lớn nếu bạn sở hữu gương mặt ưa nhìn, thân hình cân đối và phong cách trẻ trung. Việc sở hữu những yếu tố hình thể trên và tạo được sức hút riêng sẽ là "bàn đạp" giúp bạn phát triển trên con đường sự nghiệp VJ này.
Phụ nữ Việt Nam