Ngành nghề nào sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025?
Dự báo trong năm 2025, doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng ứng viên giàu kinh nghiệm và đối mặt thách thức giữ chân nhân tài
- 20-12-2024Thêm nhà mạng triển khai 5G tại Việt Nam
- 20-12-2024Phá đường dây lừa đảo, rửa tiền hàng nghìn tỷ đồng
- 20-12-2024Tái diễn thủ đoạn lừa đảo giả mạo Amazon với hình thức mới
Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024-2025 của TopCV - nền tảng công nghệ tuyển dụng vừa công bố, mang đến bức tranh toàn cảnh về thị trường lao động trong giai đoạn đầy biến động.
Dự báo, năm 2024 tiếp tục chứng kiến nhiều thay đổi đa chiều, nhưng đến năm 2025, các ngành nghề chủ chốt được dự đoán sẽ đối mặt với tình trạng "khát" nhân lực nghiêm trọng hơn.
Cụ thể, trước áp lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt, doanh nghiệp có xu hướng tập trung tuyển dụng các vị trí đặc thù, bao gồm cả tuyển mới và thay thế. Nhóm ngành Kinh doanh/Bán hàng tiếp tục dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng trong 3 năm liên tiếp, đồng thời là nhóm ngành đầu tiên trong kế hoạch tối ưu hóa nhân sự khi cần thiết.
Theo báo cáo, 65,2% doanh nghiệp nhận định việc thúc đẩy kinh doanh và mở rộng thị trường là ưu tiên hàng đầu trong năm 2024-2025. Để đạt mục tiêu này, 47,6% doanh nghiệp cho biết sẽ tập trung tuyển dụng các nhân sự Kinh doanh/Bán hàng, đặt biệt là nhóm có 2 - 3 năm kinh nghiệm, tiếp theo là nhóm có 1 - 2 năm kinh nghiệm. Đây là lực lượng chủ chốt trực tiếp tạo doanh thu, mở rộng thị trường và thu hút khách hàng.
IT - Phần mềm là nhóm ngành đứng thứ hai về nhu cầu tuyển dụng, tập trung vào các ứng viên có ít nhất 2 - 3 năm kinh nghiệm và chuyên viên từ 3 - 5 năm kinh nghiệm (chiếm 12,2%). Tiếp sau đó là các ngành Marketing/Truyền thông/Quảng cáo (9,3%), Dịch vụ chăm sóc khách hàng (5,1%) và Nhân sự (4%).
So với báo cáo năm 2023-2024, nhu cầu tuyển dụng nhóm Kinh doanh/Bán hàng đã tăng đáng kể, khoảng 8,3%, trong khi nhu cầu tuyển dụng ngành IT - Phần mềm giảm nhẹ 1%. Điều này phản ánh cơn sốt nhân lực ngành công nghệ đang có xu hướng hạ nhiệt, trong khi nhu cầu tuyển dụng các ứng viên có kỹ năng thực tiễn được ưu tiên hơn.
Dù vậy, thị trường tuyển dụng IT - Phần mềm vẫn đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt là thiếu hụt nhân lực chất lượng cao (55,03%). Các công ty công nghệ cạnh tranh gay gắt, áp dụng chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút nhân tài (49,7%), nhưng việc giữ chân nhân sự lại không hề dễ dàng.
Quy trình tuyển dụng nhóm này thường phức tạp với nhiều vòng phỏng vấn và bài kiểm tra chuyên môn, như kiểm tra mã nguồn (Code Testing) hoặc thử thách thuật toán (Algorithm Challenges). Do thời gian tuyển dụng kéo dài và chậm phản hồi, không ít doanh nghiệp đã bỏ lỡ các ứng viên tiềm năng.
Ngoài ra, dù nhóm Kinh doanh/Bán hàng là ưu tiên tuyển dụng hàng đầu, 21,6% đại diện doanh nghiệp nhận định đây cũng là nhóm dễ bị tối ưu hóa nhân sự khi cần thiết, do ảnh hưởng từ sự thay đổi của thị trường (52,34%). Một số nhóm khác như Marketing/Truyền thông/Quảng cáo (9%) và Dịch vụ chăm sóc khách hàng (7,5%) cũng nằm trong diện tối ưu hóa do các vị trí này có thể được tái cấu trúc phạm vi công việc theo hướng đa nhiệm.
Đối với nhóm IT - Phần mềm (5,7%), nhân sự thường bị điều chỉnh khi thị trường thay đổi nhu cầu về công nghệ, buộc doanh nghiệp phải điều phối nguồn lực linh hoạt hơn.
Người lao động