MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Ngay cả người giàu cũng có lúc bất lực với tiền bạc”

04-07-2024 - 15:22 PM | Lifestyle

Họ kiếm được tiền nhờ tư duy sắc bén hoặc khả năng vượt trội trong lĩnh vực của riêng họ, nhưng không vì thế mà việc quản lý tài chính trở nên dễ dàng.

Cách đây hơn 2 thập kỷ, Eszylfie Taylor chỉ là một chàng thanh niên vừa tốt nghiệp đại học, phải vật lộn xoay sở giữa thủ đô New York với vẻn vẹn 100 USD trong tài khoản. Lúc ấy, Eszylfie Taylor chỉ có 2 lựa chọn: Hoặc là về quê, hoặc là “tìm đại” một công việc để có nguồn thu nhập, không quan trọng đó có phải việc mình thích hay không.

Chàng thanh niên năm ấy đã lựa chọn phương án thứ 2. Nhân viên môi giới bảo hiểm chính là công việc đã giúp Eszylfie Taylor thoát cảnh túng tiền, cũng chính là bàn đạp giúp Taylor trở thành phiên bản hiện tại: Chuyên gia cố vấn tài chính cho người nổi tiếng, chủ yếu là giới nghệ sĩ và các vận động viên.

“Ngay cả người giàu cũng có lúc bất lực với tiền bạc”- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trong suốt quá trình trò chuyện, lắng nghe và tư vấn cho các khách hàng nổi tiếng, giỏi kiếm tiền, Eszylfie Taylor nhận ra họ cũng gặp những vấn rắc rối trong mối quan hệ với tiền bạc, chẳng khác gì những “người bình thường”.

1. Chỉ vì ai đó giàu không có nghĩa là họ giỏi quản lý tiền nong và ngược lại

“Đừng đánh đồng khả năng kiếm tiền với khả năng quản lý tài chính. Đó thực sự không phải hai thứ luôn đi đôi và tịnh tiến cùng nhau. Trên thực tế, tôi biết những người có thể kiếm gần nửa triệu đô chỉ trong 1 tháng, nhưng khả năng lập kế hoạch/mục tiêu tài chính của họ lại hoàn toàn bằng 0. Và cũng chẳng hiếm những khách hàng từng kiếm vài triệu đô khi ở trên đỉnh cao sự nghiệp, nhưng tới khi nghỉ hưu lại rơi vào cảnh túng thiếu” - Eszylfie Taylor chia sẻ.

Vị cố vấn này cũng chỉ ra rằng nếu bạn kiếm được 1 triệu đô/năm và chi tiêu hết toàn bộ số tiền ấy trong thời gian 1 năm hoặc ngắn hơn, bạn sẽ phá sản. Chính bởi vậy, Eszylfie Taylor cho rằng mọi người không nên đánh giá tình hình tài chính của bản thân hoặc của người khác, mà chỉ dựa vào khả năng kiếm tiền hay khối tài sản ở thì hiện tại.

Những người có nhiều tài sản nhưng không biết quản lý tài chính, thậm chí có thể còn trắng tay nhanh hơn những người có ít tài sản, nhưng lại giỏi quản lý tiền bạc.

2 - Bận kiếm tiền đến mức không còn thời gian tự hoạch định mục tiêu tài chính

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể rơi vào tình trạng không biết cách lập mục tiêu tài chính, hoặc đơn giản hơn là do… lười. Còn những khách hàng thuộc giới nghệ sĩ và vận động viên của Eszylfie Taylor thì khác. Họ bận đến mức không có đủ thời gian để ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nên việc dành thời gian để tự tìm hiểu và lập mục tiêu tài chính cho bản thân dường như là điều không mấy khả thi.

“Ngay cả người giàu cũng có lúc bất lực với tiền bạc”- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

“Không giống phần lớn mọi người, các vận động viên thường chỉ có khoảng 10 năm đỉnh cao trong sự nghiệp. Thời gian họ có thể kiếm được nhiều tiền nhất cũng chỉ gói gọn trong khoảng 20-30 tuổi. Họ có thể kiếm được 500.000 USD/năm ngay trong 3 năm đầu sự nghiệp, nhưng số tiền đó sẽ phải chia đều cho việc đóng thuế, chi phí thuê người quản lý. Con số thực nhận đôi khi chỉ là 1 nửa hoặc thậm chí ít hơn.

Điều này khiến việc lập mục tiêu tài chính, mục tiêu hưu trí trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết với các vận động viên và vấn đề duy nhất của họ là không có đủ thời gian để tự tìm hiểu vấn đề này” - Eszylfie Taylor chia sẻ và cho biết thêm rằng giới vận động viên nói riêng và giới nghệ sĩ nói chung, phần lớn mỗi người đều có cho mình 1 cố vấn tài chính vì lẽ đó.

3. Kiếm được nhiều tiền nhưng đôi khi cũng bất lực với việc giữ tiền

Theo quan điểm của Eszylfie Taylor, có 2 loại xung đột tiền bạc mà mọi người thường gặp: Không/chưa có khả năng kiếm được đủ số tiền bản thân kỳ vọng, hoặc là kiếm được tiền nhưng không/chưa biết cách giữ tiền.

Phần lớn các khách hàng của Eszylfie Taylor gặp loại xung đột thứ 2.

"Nhiều khách hàng của tôi gặp xung đột với tiền bạc vì họ không biết cách giữ tiền. Chỉ riêng việc bản thân có khả năng kiếm nhiều tiền khi còn trẻ đã khiến họ gặp không ít phiền toái với các mối quan hệ bạn bè hoặc người thân trong gia đình. Có người cho bạn bè, người thân vay tổng số tiền lên tới 3 triệu đô la nhưng không thể đòi lại.

Đối với những khách hàng khá giả, tôi luôn khuyên họ không nên giúp đỡ bất cứ ai xung quanh bằng cách cho tiền. Không cho tiền không có nghĩa là từ chối hỗ trợ, thay vì cho người ta con cá, đưa cho một chiếc cần câu chẳng phải sẽ tốt hơn cho đôi bên hay sao?” - Eszylfie Taylor chia sẻ.

Theo BI

Theo Ngọc Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên