MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngày càng ít áp lực từ cuộc sống vật chất, vì sao vẫn phải nỗ lực? Đây là tiết lộ từ CEO Facebook - Mark Zuckerberg

20-07-2019 - 19:45 PM | Sống

Người trẻ ngày nay đang ngày càng ít áp lực từ cuộc sống vật chất. Một số người trẻ thậm chí còn có cho mình một vài căn hộ ở trung tâm thành phố, thu nhập từ việc cho thuê có thể khiến anh ta sống một cuộc sống mà không phải lo nghĩ quá nhiều. Tại sao họ vẫn phải nỗ lực? Suy nghĩ rất lâu, cuối cùng vẫn quay về cái gọi là sứ mệnh mà Mark Zuckerberg từng nhắc tới.

Còn nhớ vào năm 2017, người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg đã trở lại trường cũ của mình, Harvard, và đã có bài phát biểu trước nhiều sinh viên tốt nghiệp.

Anh nói rằng ký ức đẹp nhất tại Harvard đó là đã được gặp vợ mình, Priscilla Chan, chia sẻ này khiến Priscilla vô cùng xúc động.

Sau khi Zuckerberg kết thúc bài phát biểu của mình, mọi người tham gia đều đứng dậy và vỗ tay cho anh.

Trong buổi lễ tốt nghiệp này, Zuckerberg liên tục nhắc đến từ khóa "sứ mệnh" (purpose). Anh nói rằng thách thức mà chúng ta phải đối mặt hiện nay đó là tạo ra một thế giới nơi mọi người đều có ý thức về sứ mệnh.

Cái gọi là "sứ mệnh" là gì? Priscilla nói rằng đó là khi chúng ta nhận ra rằng mình là một phần của một cái gì đó lớn hơn chính mình, là khi chúng ta "được cần đến", khi chúng ta cần nỗ lực hơn cho một cái gì đó, là thứ có thể tạo ra hạnh phúc thật sự.

Mark đã kể về câu chuyện mà anh ấy yêu thích nhất. Khi Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đến thăm Trung tâm Vũ trụ NASA, ông đã nhìn thấy một người gác cổng với cây chổi. Vì vậy, ông đã đi qua và hỏi người đàn ông này đang làm gì. Người gác cổng trả lời: "Thưa ngài tổng thống, tôi đang giúp đưa một người lên mặt trăng."

Zuckerberg cũng nói về hành trình của riêng mình khi tạo ra Facebook.

Ngày càng ít áp lực từ cuộc sống vật chất, vì sao vẫn phải nỗ lực? Đây là tiết lộ từ CEO Facebook - Mark Zuckerberg - Ảnh 1.

Ceo của Facebook phát biểu tại Harvard vào năm 2017

Vào buổi tối hôm tạo ra Facebook, anh nói với bạn bè rằng anh rất vui khi có thẻ liên kết cộng đồng của Harvard và một ngày nào đó, ai đó sẽ kết nối cả thế giới. Lúc đó, anh không nghĩ rằng "ai đó" lại chính là họ. Bản thân anh rất có lòng tin với suy nghĩ của mình, tất cả mọi người đều muốn kết nối với người khác, vì vậy, họ luôn nỗ lực đi theo phương hướng này.

Sau này, khi một số công ty lớn muốn mua Facebook, Mark đã từ chối. Ngay cả khi tất cả mọi người muốn anh bán công ty, thậm chí một chuyên gia tư vấn còn nói với anh rằng nếu không đồng ý bán công ty, anh sẽ phải hối hận suốt đời. Trong một năm hoặc lâu hơn, các quản lý tại thời điểm đó gần như đều rời đi hết.

Đó là khoảnh khắc khó khăn nhất của Zuckerberg và Facebook. Nhưng anh vẫn kiên trì với những ý tưởng ban đầu của mình và cố gắng kết nối nhiều người hơn nữa. Anh nói rằng chính "sứ mệnh" này đã hỗ trợ anh và biến giấc mơ khởi nghiệp của Facebook thành hiện thực.

Zuckerberg thực sự đã thành công. Năm 2016, người đàn ông 32 tuổi (sinh năm 1984) với tổng tài sản 55,5 tỷ đô la Mỹ này đã nằm trong top 5 người giàu nhất thế giới, trở thành người giàu thứ tư chỉ sau Gates, Buffett và Bezos.

Nhưng ngay cả khi vô cùng giàu có, Mark và vợ vẫn luôn sống một cuộc sống bình dị như những người bình thường. Sống trong một ngôi nhà bình thường, lái một chiếc xe bình thường, mặc những chiếc GAP nghìn năm tuổi.

Người trẻ ngày nay cần được trau dồi và bồi dưỡng nhiều hơn về ý thức sứ mệnh.

Tôi luôn đánh giá cao thái độ và cách sống của Zuckerberg và vợ. Khi tôi ở Hoa Kỳ, tôi cũng gặp không ít người có điều kiện kinh tế thực sự tốt nhưng vẫn tiếp tục duy trì một cuộc sống đơn giản. Họ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, nhưng họ không bị ràng buộc và gò bó bởi những ham muốn vật chất. Họ vừa thoải mái vừa an nhiên.

Ngày càng ít áp lực từ cuộc sống vật chất, vì sao vẫn phải nỗ lực? Đây là tiết lộ từ CEO Facebook - Mark Zuckerberg - Ảnh 2.

Cá nhân tôi đang làm việc chăm chỉ để tạo ra cho mình cuộc sống như vậy và tôi hy vọng các con tôi cũng có thể làm như vậy. Tôi thường nghĩ rằng khi chúng ta còn trẻ, chúng ta vẫn có thể trải nghiệm một chút cái gọi là cuộc sống, chúng ta sẽ học tập chăm chỉ, vào một trường đại học tốt, tìm một công việc tốt và tìm một đôi tượng tốt.

Người trẻ ngày nay đang ngày càng ít áp lực từ cuộc sống vật chất. Một số người trẻ thậm chí còn có cho mình một vài căn hộ ở trung tâm thành phố, thu nhập từ việc cho thuê có thể khiến anh ta sống một cuộc sống mà không phải lo nghĩ quá nhiều. Tại sao họ vẫn phải nỗ lực?

Suy nghĩ rất lâu, cuối cùng vẫn quay về cái gọi là sứ mệnh mà Mark Zuckerberg nhắc tới.

Con người sống trên đời có 3 cái mệnh, lần lượt là tính mệnh (tính mạng), sinh mệnh (sự tồn tại) và sứ mệnh, cái sau cao cả hơn cái trước.

Mỗi người đều vì tính mệnh và sống, bởi trước tiên phải sống đã rồi mới muốn làm gì thì làm. Vì sinh mệnh mà sống là một tầng cao hơn vì sống cần phải có tôn nghiêm.

Cảnh giới thứ 3 chính là sứ mệnh, mỗi một người dù ít hay nhiều cũng đều mang trong mình một "sứ mệnh". Ý thức sứ mệnh xuất phát từ sự tự nguyện làm một cái gì đó thực sự có ý nghĩa cho gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới.

Ngày càng ít áp lực từ cuộc sống vật chất, vì sao vẫn phải nỗ lực? Đây là tiết lộ từ CEO Facebook - Mark Zuckerberg - Ảnh 3.

Ở thời đại này, nếu thiếu sự định hướng của "ý thức sứ mệnh", người trẻ sẽ thiếu đi lý do để nỗ lực và tiến bộ. Đó là lý do vì sao ta thường hay nghe thấy nhiều người trẻ nói những câu nói như "cuộc sống không thú vị", "tôi rất buồn chán", "đi học thực sự rất nhàm chán"…

Có người nói rằng "Lũ trẻ hiện nay, thậm chí những đứa 4,5 tuổi cũng đã bắt đầu ngồi đần ra đó rồi, bạn không thể biết chúng nghĩ gì trong đầu… Chúng không nghĩ để ăn, cũng chẳng nghĩ đến mặc, chúng đã sớm suy nghĩ tới một vấn đề tích cực hơn: "Sự tồn tại của mình có ý nghĩa gì?" rồi."

Vì vậy, khi đối mặt với chúng, chúng ta nên cho chúng thấy một cuộc sống có giá trị và có ý nghĩa, đồng thời sử dụng ý thức sứ mệnh để hướng dẫn chúng thông qua những nỗ lực để đạt được mục tiêu và cảm nhận niềm vui của cuộc sống.

Điểm khởi đầu để một đứa trẻ xây dựng ý thức về sứ mệnh đó là khi chúng nhận ra đâu là một cuộc sống có giá trị và có ý nghĩa, tìm ra loại cuộc sống mà chúng mong muốn có được, rồi sau đó khám phá ra cách hành động để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình.

Theo Thịnh Nguyên

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên