Ngày càng nhiều trường hợp vô sinh, BS y học cổ truyền chỉ ra: Phụ nữ thiếu "thứ này" sẽ khó có thai
"Thiếu thận dương" và "Thiếu thận âm" là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh ở người phụ nữ.
- 25-09-2023Để điện thoại trong túi quần có gây vô sinh?
- 15-04-2023Bác sĩ nhắc nhở nam giới có 5 dấu hiệu này cần đi khám vô sinh, hiếm muộn "nhanh còn kịp"
- 15-03-20233 người trong một gia đình cùng mắc ung thư: Thủ phạm ‘quen mặt’ ở ngay trong bếp, có thể gây vô sinh cả nam và nữ
Tiến sĩ Ma Kui, một bác sĩ y học cổ truyền làm việc ở Vùng Vịnh San Francisco (Hoa Kỳ) trong hơn 20 năm, đã phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều phụ nữ bị vô sinh ở cả Vùng Vịnh và Los Angeles. Là một bác sĩ y học cổ truyền, TS.BS Ma Kui cho rằng mặc dù có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng "Thiếu thận dương" và "Thiếu thận âm" là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh ở người phụ nữ.
Ông cho rằng chị em nên bắt đầu từ nguyên nhân gốc rễ của thiếu hụt thận dương và thiếu thận âm để điều trị thận. Đây là nền tảng bẩm sinh của con người, từ đó giữ cho thận ở trạng thái khỏe mạnh và vấn đề sẽ được giải quyết.
Thiếu thận không phải là bệnh
Thiếu thận âm, thiếu thận dương là các khái niệm trong y học cổ truyền Trung Quốc, dựa trên lý thuyết âm dương và ngũ hành. Thận âm và thận dương được coi là nền tảng của sức khỏe, có vai trò cân bằng năng lượng trong cơ thể.
Thiếu thận âm thường được liên kết với tình trạng cơ thể nóng trong, suy giảm chất lỏng hoặc dịch cơ thể, gây ra các triệu chứng như nóng bừng mặt, miệng khô, đổ mồ hôi đêm và mất ngủ.
Thiếu thận dương thường liên quan đến sự suy giảm khả năng làm ấm cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như lạnh chân tay, mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần vào ban đêm và sợ lạnh.
Ở phụ nữ, thiếu thận âm hoặc dương có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản, vì thận yếu có thể gây ra mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây khó khăn trong việc thụ thai và duy trì thai kỳ. Điều này cũng có thể gây ra các vấn đề như tiền mãn kinh sớm hoặc các triệu chứng mãn kinh nặng nề.
BS ma Kui nói: Bản thân thiếu thận không phải là bệnh. Nhiều người bị thiếu thận, nhưng họ vẫn khỏe mạnh. Nếu có triệu chứng thực sự của thiếu thận, điều đó có nghĩa là sức khỏe có vấn đề. Ngoài ra, thận trong y học cổ truyền khác với trong Tây y. Bệnh thận trong Đông y không đề cập đến tổn thương cơ quan này mà bao hàm cả một hệ thống, cũng có khi ý ám chỉ chức năng thận, thiếu khí thận và thiếu hụt tinh chất thận.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khí thận trong y học cổ truyền
Chế độ ăn uống: Ăn thực phẩm không lành mạnh, ăn uống quá mức hoặc thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm suy giảm khí thận. "Gánh nặng lớn nhất đối với thận là bổ sung nhiều muối", BS Ma Kui cho biết.
Lối sống: Thói quen sinh hoạt không điều độ, thiếu ngủ, làm việc quá sức, hoặc ít vận động có thể gây hại cho khí thận.
Môi trường sống: Sự ô nhiễm môi trường, khí hậu lạnh lẽo hoặc thay đổi thất thường cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khí thận.
Tâm lý: Cảm xúc tiêu cực như lo âu, căng thẳng, hoặc sợ hãi có thể gây ra sự mất cân bằng khí và ảnh hưởng đến thận.
Tuổi tác: Khi cơ thể lão hóa, khí thận tự nhiên suy giảm, dẫn đến sức khỏe thận kém đi.
Sử dụng rượu bia và hút thuốc lá: Những thói quen này có thể làm tổn thương thận và ảnh hưởng đến dòng chảy của khí trong cơ thể.
Các vấn đề sức khỏe khác: Bệnh tật như huyết áp cao, tiểu đường, hoặc bệnh nhiễm trùng có thể gây áp lực lên thận và khí thận.
Làm thế nào để nuôi dưỡng thận khỏe mạnh?
Y học cổ truyền Trung Quốc coi thận là nền tảng bẩm sinh của con người, đóng vai trò lưu trữ tinh chất, hấp thụ khí, tạo tủy và điều chỉnh chuyển hóa chất lỏng. BS Ma Kui cho biết, để nuôi dưỡng thận khỏe mạnh, các bác sĩ y học cổ truyền có kinh nghiệm sẽ kê đơn thuốc theo tình trạng cụ thể của cơ thể bệnh nhân, bao gồm tuổi tác, sức khỏe, nghề nghiệp, khí hậu và môi trường sống...
Để nuôi dưỡng thận khỏe mạnh trong y học cổ truyền Trung Quốc, BS Ma Kui gợi ý bạn có thể làm theo những điều sau:
Chế độ ăn uống: Hãy ăn các thực phẩm có lợi cho thận như hàu, thịt đỏ nạc, quả mâm xôi, đậu đen, hạt dẻ và hạt sen. Nên tránh các thực phẩm quá cay nóng hoặc lạnh.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Béo phì hoặc thừa cân có thể làm tăng gánh nặng cho thận, vì vậy việc kiểm soát cân nặng là quan trọng.
Uống nhiều nước: Uống đủ nước mỗi ngày giúp thận lọc chất cặn và duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Hạn chế muối: Ăn quá nhiều muối có thể gây hại cho sức khỏe thận, vì vậy hãy hạn chế lượng muối trong chế độ ăn.
Tránh hút thuốc và ít uống rượu: Thuốc lá, rượu có thể hại thận và gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Luyện tập thể dục thể thao: Vận động cơ thể thông qua các hình thức luyện tập như yoga hoặc đi bộ có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ chức năng thận.
Quản lý stress: Stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thận, vì vậy hãy tìm cách giảm stress thông qua thiền, thái cực quyền, hoặc các kỹ thuật thư giãn khác.
Điều trị các vấn đề sức khỏe khác: Huyết áp cao và tiểu đường là hai yếu tố nguy cơ gây hại cho thận, vì vậy cần kiểm soát chúng một cách hiệu quả.
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thận, vì vậy hãy đảm bảo ngủ đủ giấc hàng đêm.
Thăm khám sức khỏe định kỳ: Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề thận để có hướng điều trị kịp thời.
Mọi người cũng có thể nuôi dưỡng thận bằng cách tự xoa bóp. Chà hai bàn tay vào nhau và xoa lên vùng lưng vì ở đó có các huyệt. Massage tạo ra nhiệt và cho phép thận có nhiều năng lượng dương hơn. Bạn cũng có thể thực hiện các bài tập bụng.
Ông cũng gợi ý rằng vợ chồng nên sống điều độ và không đắm chìm trong ham muốn tình dục. Nhu cầu của mỗi người có thể khác nhau vì công việc, độ tuổi, nhóm máu... tuy nhiên, nếu tâm trí không khỏe mạnh, luôn suy nghĩ về việc kích thích mọi thứ và nó không được kiểm soát, thì sẽ dễ gặp vấn đề sau một thời gian dài.
BS Ma Kui cũng lưu ý rằng những khuyến nghị này dựa trên nguyên lý y học cổ truyền, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền trước khi áp dụng để đạt kết quả tốt nhất.
Phụ nữ số