MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngày mưa bão, tài xế Grab và Uber cũng giống như taxi thông thường

Lo nước ngập, hỏng xe, nhiều tài xế Grab hay Uber đều chủ động nghỉ lái ngày mưa bão. Họ cũng bất ngờ khi biết tin Hà Nội cấm dịch vụ đi chung xe GrabShare và UberPool.

Tài xế Uber, Grab nghỉ chạy ngày mưa bão

Đặt xe qua ứng dụng Grab vào ngày mưa luôn đòi hỏi khách hàng phải chờ đợi. Việc còn trở nên khó hơn vào 17/7 khi bão số 2 đổi bộ vào các tỉnh, thành phố miền bắc.

Anh Tiến, một tài xế Grab tại Hà Nội cho biết tình trạng “cháy xe” vào lúc mưa là chuyện bình thường, tương tự như taxi. Thậm chí, những khi ngập nước do mưa lớn, tài xế còn chủ động tắt điện thoại, không nhận khách. “Nước cao, không tiện đi lại” – anh Tiến giải thích.

Chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân, anh Tiến cho biết nhất định từ chối những cuốc xe phải đi qua những khu vực ngập lụt. Ô tô là tài sản của gia đình, nên tài xế Grab như anh đều luôn có ý thức bảo quản, giữ gìn cẩn thận. Dù trân quý từng cuốc xe nhưng nếu xe gặp sự cố, nước ngập trên đường tràn vào máy thì thiệt hại còn lớn hơn rất nhiều.

Thực tế, việc gặp khó khăn trong đặt xe hay phải chờ đợi rất lâu để xe đến đón trong ngày mưa bão không chỉ diễn ra ở riêng Grab hay Uber, mà còn là chuyện phổ biến ở các hãng taxi truyền thống. Tập trung ở những điểm không úng ngập, đỗ xe trên vỉa hè cách mà nhiều tài xế taxi lựa chọn. Cũng giống như Grab hay Uber lý do ngập nước cũng là lý do tài xế taxi tạm nghỉ ngày mưa bão.

Bất ngờ vì Hà Nội cấm dịch vụ đi chung xe

Khi được hỏi về chủ trương cấm dịch vụ đi chung xe của chính quyền thành phố Hà Nội, anh Tiến, tài xế Grab tỏ ra rất ngạc nhiên. Thống kê cá nhân cho thấy, đa số các cuốc xe đều chỉ chở 1 hành khách. Trong khi đó, chiếc ô tô Hyundai i10 của anh có tới 4 chỗ ngồi. “Dịch vụ GrabShare thực sự giúp chuyến đi trở nên tiết kiệm vì đã lấp đầy ghế trên xe” – anh Tiến nói.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất về việc cấm hình chức đi chung đối với xe hợp đồng. Đây là hoạt động chấp hành Thông tư 63/2014 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Trả lời báo chí, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông vận tải - GTVT) khẳng định năng suất sẽ cao hơn, chi phí cũng được tiết giảm khi có nhiều người cùng đi trên một phương tiện. Tuy nhiên, Uber và Grab đều đồng tình là sẽ chỉ đưa phân mềm này vào đơn vị kinh doanh vận tải theo hợp đồng. Theo quy định trong Thông tư 63 hiện hành, xe hợp đồng không được ký từ 2 hợp đồng trở lên. Việc nhận đón thêm hành khách trong khi đang thực hiện hợp đồng với 1 người khác là hành vi ký kết 2 hợp đồng, vi phạm quy định trong Thông tư 63.

“Thực tế, Bộ GTVT chưa bao giờ cấm đoán việc đi chung xe. Khi bạn muốn đi cùng người khác, xin mời bạn bạn đi xe buýt. Nếu muốn đi xa, xin mời bạn đi theo tuyến cố định. xe chạy theo tuyến cố định. Không được thay đổi bản chất của dịch vụ xe hợp đồng” – ông Trần Bảo Ngọc nói.

Về vấn đề này, đại diện Grab tại Việt Nam cho rằng sự có mặt và phát triển của công nghệ đã tạo ra những sự thay đổi lớn trong ngành vận tải và đôi khi gây ra sự bối rối trong việc áp dụng pháp luật. “Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta hoàn toàn loại bỏ hay kết luận điều đó là trái pháp luật” – Bà Nguyễn Thu An, Giám đốc Truyền thông Grab Việt Nam nói.

Nói về lợi ích của người lái xe khi Grab triển khai dịch vụ đi chung, anh Tiến khẳng định con số là không lớn. Theo tính toán của anh Tiến, khách đi GrabCar sẽ cần có 70.000đ, trong khi sẽ chỉ phải tiêu tốn cho GrabShare gần 60.000đ cũng ở hành trình tương tự. Nếu 2 người đi chung, Grab sẽ thu về 120.000 đồng. Vấn đề là Grab sẽ tăng phần trăm thu về và chỉ trả thêm cho anh Tiến 30%.

“Dẫu sao cũng làm cho có việc” – anh Tiến nói.

Vương Diệu Quân

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên