Ngày này năm xưa: 6/2, dấu mốc đầu tiên của một Singapore hiện đại được thiết lập, bãi lầy rũ bùn trở thành siêu cảng huyết mạch
Vào ngày này của hơn 200 nước, một hiệp ước quan trọng đã được ký kết, khai sinh ra Singapore hiện đại.
- 05-02-2023Ngày này năm xưa: 5/2, Phố Wall trải qua thời kỳ ‘kinh hoàng’, lần đầu tiên trong lịch sử Dow Jones gặp ‘hạn’ lớn
- 04-02-2023Ngày này năm xưa: 4/2, một ứng dụng ra đời từ ký túc xá trường Harvard, thay đổi cách dùng Internet của cả thế giới
- 03-02-2023Ngày này năm xưa: 3/2, Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, mở ra bước ngoặt trong quan hệ song phương
Theo sử sách ghi lại, Singapore có niên đại từ thế kỷ 3. Vùng đất khi đó có tên là “Pulau Ujong”, trong tiếng Mã Lai có nghĩa là “Đảo Tận cùng”.
Theo những gì mà các nhà sử học tìm thấy, Singapore từng là một hải cảng và trung tâm giao thương quan trọng của cả châu Á trong thế kỷ 14.
Dù rằng có người sống trên bán đảo Singapore từ rất lâu về trước, song đến thể kỷ 17 thì Singapore hiện đại mới chính thức được biết đến.
Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, các quốc gia phương Tây bắt đầu hướng sự chú ý đến châu Á. Malaysia lúc bấy giờ do Hà Lan kiểm soát. Họ cũng nắm quyền tại hầu hết các bến cảng trong khu vực và thiết lập độc quyền mậu dịch trong quần đảo. Người Anh khi ấy bị hạn chế hiện diện tại khu vực.
Vào năm 1818, một nhà sử học có tên Stamford Raffles được bổ nhiệm làm Phó Đô đốc của thuộc địa Anh tại Bencoolen (Indonesia ngày nay). Mục tiêu của họ là để giành quyền kiểm soát hải cảng quan trọng từ tay người Hà Lan.
Ngày 19/1/1819, Stamford Raffles đặt chân đến Singapore. Ông ngay lập tức nhận ra được vị trí đắc địa của nơi đây. Khu vực này sở hữu cảng nước sâu tự nhiên, có nguồn cung nước ngọt và đủ gỗ để tu sửa tàu thuyền.
Chưa đầy 1 tháng sau, vào ngày 6/2/1819, một hiệp ước đã được ký kết. Hiệp ước này cho phép Anh Quốc thiết lập trạm mậu dịch tại Singapore. Đây chính là lúc mà thực dân Anh đẩy được Hà Lan ra khỏi khu vực và Singapore hiện đại ra đời.
Dưới thời thực dân Anh, Singapore phát triển thành một trung tâm của cả mậu dịch Ấn Độ - Trung Quốc và điểm trung chuyển tại Đông Nam Á. Từ đó, Singapore trở thành một cảng thị lớn.
Sau này, đảo quốc Singapore trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới, một nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ và được mệnh danh là “con rồng châu Á”.
Tổng hợp
Nhịp Sống Thị Trường