Nghề khó nhất trên đời là làm cha mẹ, vui thì con cái gửi tiền phụng dưỡng, buồn thì lại quở trách lỗi thời, cổ hủ...
Điều đau đớn nhất đối với các bậc cha mẹ là con cái nhờ họ giúp đỡ nhưng coi đó là trách nhiệm của cha mẹ, vui thì gửi tiền phụng dưỡng, buồn thì “ mặt nặng mày nhẹ”. Đừng để cha mẹ sống trong cảnh nhìn con vô ơn, mất thì khóc lóc ỉ ôi, mâm cao cỗ đầy.
- 08-02-2019Không ai giàu 3 họ nhưng gia tộc Rockefeller đã trở thành tỷ phú suốt 7 thế hệ trong hơn 100 năm nhờ dạy con: Không chơi với 2 loại người này!
- 03-02-2019Chiếm 2% dân số thế giới, điều gì khiến dân tộc thông minh nhất thế giới luôn là biểu tượng của việc nuôi dạy con: 3 bật mí này sẽ là câu trả lời đầy đủ nhất!
- 02-02-2019Tâm thư của mẹ Mỹ dạy con 13 điều tuyệt đối không làm, điều cuối cùng chính là bí quyết của bản lĩnh tự tin
Có những người con lúc nào cũng bận rộn, không quán xuyến được trong ngoài nên nhờ sự trợ giúp của cha mẹ. Cho con tiền mua nhà cửa, chăm sóc cháu, dọn dẹp nhà cửa... nhưng những điều cha mẹ nhận lại là sự không hài lòng của chúng.
01
Cô P., hàng xóm sống gần nhà tôi đột nhiên xách vali về sau vài năm lên thành phố. Con gái cô tên H. sinh em bé nên nhờ cô lên chăm sóc. Vì con rể lần đầu làm cha, chưa có kinh nghiệm còn mẹ anh ta thì vẫn chưa đến tuổi về hưu nên cô P. nhận lời, H. sẽ gửi tiền thêm cho mẹ mỗi tháng. Mặc dù cô P. không thể đi vì nhà chỉ có hai vợ chồng, nhưng vì con gái, cô P. vẫn hứa mà không hề do dự.
Hồi còn ở quê, hai vợ chồng cô P. đều đã về hưu nên ngoài việc tập thể dục hàng ngày, cô P. còn đến trường đại học cũ để học thanh nhạc, thi thoảng thì đi du lịch. Nhưng trước sự mở lời của con cái, người mẹ này đành chấp nhận mà gác lại sở thích, thú vui hằng ngày để chu toàn việc trong ngoài giúp con, từ giặt giũ, nấu ăn, rửa bát đến trông cháu... Con rể cũng đối xử với cô một cách lịch sự và gia đình sống trong hòa bình.
Nhưng kể từ khi đứa trẻ chào đời, H. mua thêm rất nhiều sách dạy chăm sóc con cái, nào là sách chăm sóc con, chế độ dinh dưỡng... Chuyện gì H. cũng răm rắp theo sách, còn lời nói của mẹ thì H. bỏ ngoài tai. Một hôm, H. to tiếng với mẹ vì bà mua bộ quần áo cho cháu kém chất lượng. Thêm nữa, bài hát bà ngoại ru cháu thì đã lỗi thời, cháu không thích nghe. Cô P. nghĩ con mình chưa có kinh nghiệm nên bỏ qua.
Lần khác, cô P. và con lại cãi nhau về chuyện cho bé đi nhà trẻ. Cô P. muốn để cháu ở nhà chăm sóc còn H. thì muốn cho con đi nhà trẻ để cô và chồng có thể đi làm. Cãi nhau một hồi H. bảo thằng bé là con mình nên tự biết cách xử trí và không cần mẹ mình lo. Điều này làm cô P. buồn và về quê.
Còn về H. sau khi để con đi nhà trẻ, thằng bé trong lúc chơi vô ý bị bạn đẩy ngã, sưng u trên trán. Lúc này H. hiểu rằng mẹ mình đúng. Những ngày không có mẹ, cô không thể xoay sở kịp và hối hận vì lời nói của mình. Cô xin lỗi và nhờ mẹ tiếp tục giúp đỡ.
Cha mẹ đang làm điều tốt nhất cho con cái, để con cái họ an tâm kiếm tiền. Họ đã hy sinh hạnh phúc của những năm cuối đời và âm thầm làm việc chăm chỉ cho con mình, thế nhưng con cái cảm thấy rằng tất cả những điều này là hiển nhiên và không biết ơn cũng không tôn trọng sự hy sinh của đấng sinh thành. Đây cũng là nỗi buồn không biết tỏ bày cùng ai của nhiều bậc làm cha mẹ.
Bên cạnh đó, không ít những người con cứ nghĩ cha mẹ sinh ra họ là phải nuôi nấng họ đến hết đời. Lúc nhỏ, nuôi cho ăn học thành tài. Lớn lên dựng vợ gả chồng rồi nuôi con cho mình. Đâu chỉ vậy, cha mẹ còn phải mua nhà, mua xe, mua sữa cho cháu, thậm chí là trả nợ cho con mình bằng đồng tiền cực khổ tiết kiệm được. Ấy vậy mà những người con này coi đó là trách nhiệm của cha mẹ mình. Họ thờ ơ với sự giúp đỡ to lớn ấy. Họ chê bai mẹ mình ăn mặc lỗi thời, làm lỡ công việc của họ. Thậm chí, họ có thể lớn tiếng với song thân nếu ly tách bị vỡ... Cha mẹ hết lòng phục vụ con cái, đổi lại được gì ngoài sự thờ ơ lãnh đạm của con mình?
02
Có không ít những người con, đi làm và kiếm được chút tiền liền cho rằng mình đã mạnh hơn cha mẹ. Họ chê cha mẹ mình lỗi thời, thấy cha mẹ mặc quần áo cũ, thay vì mua cho họ quần áo chỉn chu thì lại phàn nàn rằng cha mẹ họ keo kiệt và nghèo nàn. Họ nhìn cha mẹ mình bằng con mắt khinh thường, thậm chí coi cha mẹ như gánh nặng, ngày ngày cằn nhằn cha mẹ. Còn khi cha mẹ không còn nữa thì ''mâm cao cỗ đầy''. Như vậy để làm gì? Vậy lúc họ còn sống tại sao không đối xử với họ như vậy?
Tại sao sao con cái lại trở nên như vây? Lý do không gì khác hơn là thói quen thích nhờ vả, dựa dẫm vào cha mẹ và không biết cách biết ơn. Đây dường như là một vấn đề phổ biến. Và một khi dựa dẫm đã trở thành bản năng của một số người con, họ vô tư vòi vĩnh cha mẹ mua những thứ họ cần mặc cho cha mẹ hạ mình, van xin người khác. Không ai bắt cha mẹ không được mua sắm cho con cái. Điều đó đúng, hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều sẵn sàng làm điều đó vì thương con, muốn con đầy đủ và không phải khổ sở.
Trong tâm trí cha mẹ thì "Con dù lớn vẫn là con của mẹ". Khi còn bé, chúng ta chấp nhận sự hỗ trợ từ họ, vậy chúng ta đã đáp lại bằng lòng biết ơn, trân trọng, sự hài lòng và tôn trọng họ chưa?
03
Có một video như này: Một nhóm những người trẻ thuộc các chủng tộc và màu da khác nhau sẽ tham gia vào một trò chơi và người chiến thắng sẽ được khen thưởng. Mọi người đứng trên cùng một vạch xuất phát và chờ đợi chỉ dẫn.
Nếu cuộc hôn nhân của cha mẹ bạn vẫn kéo dài cho đến ngày nay, xin vui lòng tiến lên hai bước.
Nếu bạn được cha mẹ dạy dỗ nên người, xin vui lòng tiến lên hai bước nữa.
Nếu bạn không bao giờ lo lắng về bữa ăn ngày mai, xin vui lòng di chuyển về phía trước hai bước.
Nếu bạn không hề lo lắng tiền tiêu xài, tiền điện thoại, xin vui lòng tiến lên hai bước.
Một số người vẫn đang ở vạch xuất phát trong khi một số người đang ngày càng tiến gần đến điểm đích vì những điều kiện này. Ban tổ chức nói với người gần chạm vạch đích: "Bạn đang ở đâu, không hẳn dựa trên khả năng của bạn. Nó không liên quan gì đến bất kỳ quyết định nào của bạn. Bạn có một xuất phát điểm tốt hơn và có nhiều khả năng nhận được phần thưởng. Nếu bạn không trân trọng, bạn là đồ ngốc.''
Thông điệp mà video này muốn nói với chúng ta không gì khác hơn là: Trên đường đời, chúng ta đã có được quá nhiều lợi thế và điều kiện tốt hơn nhiều so với những người vẫn còn đứng ở vạch xuất phát và không có lý do gì để không làm việc chăm chỉ. Những "đặc quyền" này cho phép chúng ta đứng trên vị trí cao hơn, sống trong một ngôi nhà ấm áp, một cơ hội giáo dục tốt, một môi trường sống ổn định... đều do cha mẹ ban tặng. Với những điều này hãy tôn trọng, ân cần, biết ơn và quan tâm cha mẹ nhiều hơn, chưa kể họ cho chúng ta nhiều hơn thế.
Đừng để cha mẹ già đi và bất lực trước sự thờ ơ của con cái và bạn đừng nghĩ rằng đưa vài đồng bạc cho cha mẹ thì tha hồ chê bai và khinh thường họ. Khi họ đã hy sinh cả thanh xuân và cuộc đời mình để cho bạn những thứ tốt nhất, đừng quên dành cho họ một cái ôm ấm áp và những hành động thiết thực hơn, yêu thương họ nhiều hơn, để trái tim họ được ấm áp, dù cuộc đời họ đã trải qua nhiều cay đắng.
Trí thức trẻ