Nghề kịch tính như phim ở Nhật Bản: Giúp mọi người “bốc hơi” không dấu vết và sống một cuộc đời mới với danh tính khác
Đây là một nghề nghiệp nguy hiểm tưởng chừng như chỉ có trong các bộ phim hành động được đầu tư kỹ lưỡng.
- 29-03-2023Nhật Bản khiến thế giới 'ngả mũ': Xây đường ray tàu điện ngầm trong 3,5 giờ với 1.200 kỹ sư, ai cũng biết chính xác vị trí bu-lông mình cần vặn
- 25-03-2023Bất chấp dư luận thế giới và sự quay lưng của chính người dân trong nước, các doanh nghiệp săn bắt cá voi Nhật Bản bỏ mặc tất cả để tiếp thị
- 24-03-2023Từ quyết định bán mình của Toshiba, nhìn lại những cú sập đầy tiếc nuối của các "siêu tượng đài" Nhật Bản
Tại thị trấn nhỏ Chiba chỉ cách Tokyo 50km, Naoki Iwabuchi đang làm việc trong một văn phòng trông không có gì nổi bật. Anh mặc một bộ vest đen lịch sự, có giọng nói trầm và đều đều. Anh trình bày một cách chi tiết về cách kinh doanh “yonigeya” (Tạm dịch: Di chuyển trong đêm). Về cơ bản, công việc này có liên quan đến việc giúp mọi người biến mất.
Vào năm 2021, khoảng 80.000 người được báo cáo là đã mất tích ở Nhật Bản, theo Statista. Theo SCMP, trong số những "jouhatsu-sha" (Tạm dịch: Những người bốc hơi), có nhiều người đã chọn cách biến mất vì nợ nần, vì muốn thoát khỏi cảnh bạo lực gia đình hoặc chỉ để bắt đầu lại một cuộc đời mới ở một nơi khác.
Công việc kinh doanh của Iwabuchi là một trong số nhiều cách để giúp mọi người biến mất khỏi xã hội và đến được một nơi an toàn, theo bộ phim tài liệu của SCMP tiết lộ được phát hành vào ngày 19/3. Những người tìm đến dịch vụ này chủ yếu là những người phụ nữ bị lạm dụng và các nạn nhân bị đeo bám.
Nhưng đó là một công việc đầy rủi ro và nguy hiểm. Anh luôn phải mang theo bên mình một “chiếc cặp tự vệ” màu đen kín đáo. Khi mở chiếc cặp này có thể tạo thành một tấm khiên với một lớp áo giáp bên trong. Anh cũng có một thiết bị giống như dùi cui có thể thu vào để bảo vệ bản thân.
“Di chuyển vào ban đêm khá bất tiện và luôn có những rắc rối có thể xảy ra. Tôi không nghĩ sẽ có một ngày nào trôi qua bình yên cả,” Iwabuchi nói với SCMP. Anh cũng nói rằng bản thân luôn chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất xảy ra.
Anh bắt đầu công việc kinh doanh của mình cách đây 16 năm sau khi phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều người phụ nữ phải chịu cảnh bạo lực gia đình và không thể chạy trốn. Anh quyết định phải can thiệp và giúp họ biến mất.
Khoảng 90% khách hàng của Iwabuchi là phụ nữ và 10% là nam giới, Iwabuchi cho biết. Anh cũng nói thêm rằng hiện nay số người tìm cách biến mất đã tăng gấp 3 lần so với trước đại dịch Covid-19.
Vào năm 2003, The Los Angeles Times đã viết bài báo đưa tin rằng các dịch vụ "yonigeya" có thể có giá từ 2.000 - 20.000 USD cho mỗi “phi vụ”, tuỳ thuộc vào rủi ro và mức độ phức tạp của việc thực hiện. Trong một số trường hợp, những người giúp thoát hiểm có thể phải giả làm người lau cửa sổ hoặc người buôn bán chiếu tatami để tránh bị phát hiện.
Theo một bài báo được viết vào năm 2020, một khi đã "bốc hơi" đã bốc hơi thì những người muốn bỏ trốn có thể dễ dàng duy trì danh tính và ẩn náu ở nơi chẳng ai biết họ là ai ở Nhật Bản.
Nhà xã hội học Hiroki Nakamori cho biết vì quyền riêng tư được chú trọng ở Nhật Bản nên những người mất tích có thể rút tiền từ máy ATM mà không bị phát hiện.
"Cảnh sát sẽ không can thiệp trừ khi có lý do khác như có dấu hiệu phạm tội hoặc gặp tai nạn. Tất cả những gì các gia đình có thể làm là trả thật nhiều tiền cho một thám tử tư hoặc cứ thế mà chờ đợi thôi,” Nakamori nói.
Tham khảo Insider
Nhịp Sống Thị Trường