MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghề lau nước mắt hái ra tiền trong xã hội Nhật Bản: Thành công nhờ khai thác vào thị trường ngách, dũng cảm đi ngược lại với kiên cường và kỷ luật

24-04-2022 - 20:36 PM | Tài chính quốc tế

Nghề lau nước mắt hái ra tiền trong xã hội Nhật Bản: Thành công nhờ khai thác vào thị trường ngách, dũng cảm đi ngược lại với kiên cường và kỷ luật

Trong một xã hội luôn đề cao sự kiên cường và kỷ luật như Nhật Bản, việc khóc trở nên khó khăn và khiến cho nhiều người cảm thấy cô đơn khi phải chống chọi mọi thứ một mình. Tuy nhiên, giờ đây đã có người sẽ dùng sức mạnh của sự ‘đẹp trai’ để giúp khách hàng của mình được giải tỏa áp lực về tâm lý.

Ở Nhật Bản, chỉ với giá 7.900 yên, tương đương 65 USD, bạn đã có thể thuê một người đàn ông quyến rũ đến nơi làm việc của mình và nhẹ nhàng gạt đi nước mắt khi bạn khóc. Ngược lại, nếu bạn muốn trút hết ra lòng nhẹ nhàng hơn, anh ấy cũng sẽ kiên nhẫn ngồi trong phòng của bạn và cùng nhau xem những đoạn phim buồn cho đến khi bạn bật khóc.

Sự nhạy bén trong việc tận dụng sức mạnh của sự đẹp trai

Công ty Ikemeso Danshi (tạm dịch là "Những chàng trai lau nước mắt đẹp trai") có trụ sở tại Tokyo sẽ cung cấp cho khách hàng một cuốn sách tra cứu trực tuyến về những gương mặt tiềm năng để lau nước mắt cho họ. Ai đó thậm chí còn sẵn sàng chà sạch những giọt nước mắt bằng bản chải. Tuy nhiên, có lẽ còn quá sớm để lên án hành động này nếu như có những khách hàng thực sự thích phong cách mới lạ như vậy.

Ikemeso Danshi được gây dựng bởi Hiroki Terai, một doanh nhân đặc biệt nhạy bén trong việc xác định những khoảng trống có thể kiếm tiền trong lĩnh vực sức khỏe cảm xúc của một xã hội ngày càng phát triển và áp lực nặng nề.

Ông Terai trước đây cũng đã thành công khi có một doanh nghiệp chuyên cung cấp các nghi lễ trang trọng để đánh dấu sự kết thúc của một cuộc hôn nhân. Khi thấy khách hàng của mình cảm thấy tốt hơn sau một trận khóc "như mưa", ông bắt đầu mở một loạt các buổi chiếu miễn phí các clip phim buồn vào năm 2013. Hành động này nhằm mục đích khiến những người lạ cùng nhau khóc ở nơi công cộng. 

Nghề lau nước mắt hái ra tiền trong xã hội Nhật Bản: Thành công nhờ khai thác vào thị trường ngách, dũng cảm đi ngược lại với kiên cường và kỷ luật - Ảnh 1.

Kể từ đó, Terai đã trở thành một người đi lan tỏa những lợi ích của ruikatsu, hay còn gọi là "tìm kiếm giọt nước mắt". Năm ngoái, ông đã xuất bản một cuốn sách có tên Ikemeso Danshi, gồm những bức ảnh chụp những người mẫu nam đang khóc.

Đến năm 2035, những người sống một mình có thể sẽ chiếm gần 40% số hộ gia đình Nhật Bản, theo ước tính dân số quốc gia. Tỷ lệ ly hôn của nước này đã tăng đều đặn kể từ những năm 1970 trong khi tỷ lệ kết hôn lại giảm xuống.

Khi được hỏi điều gì đã truyền cảm hứng để nảy ra được ý tưởng cung cấp dịch vụ độc đáo như vậy, Terai nói bản thân đã nhận ra rằng cần có một cách mới lạ để tư vấn cho các cặp đôi Nhật Bản vượt qua giai đoạn hậu ly hôn. Và cách đó chính là hãy rơi nước mắt.

Terai nhận thấy rằng trong nhiều trường hợp ly hôn, phụ nữ là người quyết định buông tay. Nhiều người đàn ông Nhật Bản làm việc hơn 14 tiếng một ngày, họ cũng thường làm việc vào cuối tuần. Thời gian rảnh rỗi của họ lại dành cho việc chơi golf hoặc ngủ suốt cả ngày để chuẩn bị cho tuần làm việc sắp tới. Vì vậy, "dịch vụ khóc" của ông ban đầu được ra đời để giúp đỡ những phụ nữ đã ly hôn. Tuy nhiên, ông dần nhận ra những người khác cũng có nhu cầu được giải tỏa theo cách tương tự.  

Khóc giữa các nền văn hóa

Tuy việc khóc đối với những người sống trong xã hội phương Tây có vẻ là hành động kỳ cục, nhưng đối với nhiều nền văn hóa trên thế giới, hành động thể hiện nỗi buồn hoặc sự tức giận được coi là điều cấm kỵ. Nhiều nơi gần như có định kiến rằng đàn ông phải kìm nén, thậm chí là gạt bỏ đi những cảm xúc của bản thân.

Trên thực tế, người Nhật nằm trong số có ít khả năng khóc nhất trong số 37 quốc gia được khảo sát bởi Nghiên cứu Quốc tế về Khóc ở Người trưởng thành. Người Mỹ lại có nhiều khả năng rơi lệ nhất.

Nghề lau nước mắt hái ra tiền trong xã hội Nhật Bản: Thành công nhờ khai thác vào thị trường ngách, dũng cảm đi ngược lại với kiên cường và kỷ luật - Ảnh 2.

Nhiếp ảnh gia người Úc đã đến làm việc ở Tokyo khi mới 21 tuổi. Đối với chàng trai trẻ, "ngây thơ với đôi mắt mở to và tiếp thu mọi thứ kỳ quặc và khác thường là niềm đam mê không bao giờ kết thúc". Anh nhớ lại việc mình từng đọc một bản tin ngắn châm biếm về một công ty cử những người đàn ông đẹp trai đến lau khô nước mắt cho những người phụ nữ Nhật Bản đang khóc. Sau đó, Thoms đã tìm hiểu về các dịch vụ của Terai.

Thoms đã đến đăng ký khóa trị liệu khóc của Terai và được trị liệu bởi một người đàn ông đẹp trai tên Ryeui. Thoms nói: "Ryeui cũng là một ca sĩ và nghệ sĩ chơi samisen, là một người rất đẹp trai và đã nghiên cứu về tác dụng chữa lành vết thương của nước mắt."

Về dịch vụ tổ chức nghi lễ ly hôn của Terai, anh nói: "Nghi lễ là một khái niệm quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Từ việc rót trà và cắm hoa, đến huấn luyện võ sĩ đạo và karate truyền thống đều luôn luôn có nghi lễ. Nó giúp xây dựng và thiết lập tâm trí và làm cho con người dễ dàng tiếp nhận để thay đổi. Có một buổi nghi lễ khi con người ta nắm tay nhau bước vào con đường hôn nhân và gắn kết đôi lứa nhưng lại không có bất cứ buổi lễ nào trên con đường họ bước ra khỏi đó. Nhiều người sẽ cảm thấy mất mát và không có được cảm giác trọn vẹn."

Thoms nói: "Thật phấn chấn sau khi có thể khóc nhờ dịch vụ này. Là một nhà viết sách, ông Terai đã nghiên cứu sâu rộng về lợi ích của việc khóc và phát triển một cách thức tốt để khiến mọi người rơi nước mắt."

Sau tất cả, thế gian có bao nhiêu người, tại sao lại chọn người đàn ông đẹp trai và cuốn hút để lau nước mắt cho bạn? Thoms giải thích: "Nhiều người sẽ có những cách hành xử khác nhau khi ở bên những người mà họ cảm thấy thu hút. Một số trải nghiệm nhất định sẽ trở nên thăng hoa hơn về mặt cảm xúc khi có ai đó ở bên bạn mà khiến bạn cảm thấy họ thật cuốn hút."

https://cafef.vn/nghe-lau-nuoc-mat-hai-ra-tien-trong-xa-hoi-nhat-ban-thanh-cong-nho-khai-thac-vao-thi-truong-ngach-dung-cam-di-nguoc-lai-voi-kien-cuong-va-ky-luat-20220422111125359.chn

Minh Phương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên