Nghề "nội trợ chuyên nghiệp" tại Nhật: Được công nhận và trả lương nhưng thời gian biểu thật gây ám ảnh
Thoạt nghe có vẻ đầy quyền lợi, suốt ngày ở nhà lo nấu nướng, giặt giũ, trông coi chơi cùng con cái, cuối tháng còn được trả lương, “sướng thế cơ mà”. Nhưng sự thật thì vất vả bi ai chẳng thua gì hội mẹ bỉm Việt Nam.
- 05-07-2020Chuyện đời của tỷ phú 17 tuổi vào đời với 2 đô la, làm đủ nghề để kiếm sống, thực hiện đam mê: Muốn thành công bạn rất cần kiên định và không bao giờ bỏ cuộc
- 29-06-2020MC Thời sự trẻ tuổi nhất VTV: Cuộc sống ngắn lắm - nghề MC cũng vậy, thứ chắc chắn nhất là sự nỗ lực của ngày hôm nay
- 25-06-2020Nên chọn nghề thế nào để lương cao, đúng với đam mê và phù hợp với tính cách?
Không giống như Việt Nam, làm nội trợ tại Nhật vốn được xem là một nghề nghiệp được công nhận và được trả lương đàng hoàng với thuật ngữ riêng - Sengyou Shufu, dịch nôm na là “Nội trợ chuyên nghiệp” hay “Nội trợ toàn thời gian”. Độc đáo hơn, nghề này không chỉ dành cho phụ nữ mà còn có thể dành cho đàn ông.
Vậy ai sẽ là trả lương cho những người hành nghề “nội trợ chuyên nghiệp”? Tất nhiên không phải là bất kỳ ông chủ nào, cũng không phải Giám đốc công ty nào mà người trực tiếp có trách nhiệm trả lương cho họ chính là chồng/vợ.
Mức lương này ngoài số tiền bắt buộc phải bỏ ra để giải quyết vấn đề chi tiêu trong gia đình, thì nó còn phải kèm theo một khoản riêng cho người làm nghề “nội trợ chuyên nghiệp” mua sắm, làm đẹp, giải trí cá nhân.
Thoạt nghe có vẻ đầy quyền lợi, suốt ngày ở nhà lo nấu nướng, giặt giũ, trông coi chơi cùng con cái, cuối tháng còn được trả lương, “sướng thế cơ mà”. Nhưng sự thật thì vất vả bi ai chẳng thua gì hội mẹ bỉm Việt Nam.
Sau đây chính là thời gian biểu làm việc điển hình của một người “nội trợ chuyên nghiệp” (đã có 2 con) tại Nhật Bản, đảm bảo xem xong ai cũng khóc thét:Buổi sáng
4:30 - Thức dậy
5:00 - Giặt quần áo
5:30 - Chuẩn bị bữa sáng, làm cơm hộp cho chồng con
6:00 - Phơi quần áo
7:00 - Gọi các thành viên trong gia đình dậy, làm vệ sinh cá nhân cho con
7:30 - Ăn sáng với chồng con
8:00 - Chuẩn bị cặp sách cho con
8:30 - Đưa con đến trường
9:30 - Dọn dẹp nhà cửa
10:00 - Chơi với bé còn lại
11:30 - Nấu nướng, ăn cơm
12:30 - Dọn dẹp, rửa bát
4:30 - Thức dậy
5:00 - Giặt quần áo
5:30 - Chuẩn bị bữa sáng, làm cơm hộp cho chồng con
6:00 - Phơi quần áo
7:00 - Gọi các thành viên trong gia đình dậy, làm vệ sinh cá nhân cho con
7:30 - Ăn sáng với chồng con
8:00 - Chuẩn bị cặp sách cho con
8:30 - Đưa con đến trường
9:30 - Dọn dẹp nhà cửa
10:00 - Chơi với bé còn lại
11:30 - Nấu nướng, ăn cơm
12:30 - Dọn dẹp, rửa bát
Buổi chiều
13:00 - Lo chuẩn bị cơm chiều và tiếp tục dọn dẹp làm việc nhà
13:45 - Đón con lớn từ trường về
15:00 - Thu gom quần áo phơi từ sáng
15:30 - Chơi với 2 con
16:30 - Tắm rửa cho bản thân và các con
17:45 - Dọn cơm chiều, ăn cơm cùng con
18:30 - Dọn dẹp, rửa bát, gấp là quần áo
13:00 - Lo chuẩn bị cơm chiều và tiếp tục dọn dẹp làm việc nhà
13:45 - Đón con lớn từ trường về
15:00 - Thu gom quần áo phơi từ sáng
15:30 - Chơi với 2 con
16:30 - Tắm rửa cho bản thân và các con
17:45 - Dọn cơm chiều, ăn cơm cùng con
18:30 - Dọn dẹp, rửa bát, gấp là quần áo
Buổi tối
19:00 - Chơi cùng các con
19:45 - Tiếp tục dọn dẹp nhà cửa
20:00 - Cho con ngủ, đợi chồng về
21:00 - Chồng về
22:00 - Đi ngủ
19:00 - Chơi cùng các con
19:45 - Tiếp tục dọn dẹp nhà cửa
20:00 - Cho con ngủ, đợi chồng về
21:00 - Chồng về
22:00 - Đi ngủ
Trên chỉ là thời gian biểu điển hình của một người vợ làm nghề “nội trợ chuyên nghiệp” có 2 con. Tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, thói quen, nề nếp sinh hoạt mà những người hành nghề này sẽ có cách phân bổ thời gian phù hợp khác nhau, ấy thế nhìn chung các hoạt động như trên vẫn không có gì thay đổi.
Riêng với người làm nghề “nội trợ chuyên nghiệp” mà vẫn làm việc thêm bên ngoài thì thời gian biểu sinh hoạt thậm chí còn nặng nề hơn, xoay như chong chóng, ngày này qua ngày nọ không thay đổi.
Nghề này nhìn chung chỉ thoải mái nhất là khi cả hai vợ chồng chưa có em bé, chứ một khi đã có rồi, mọi chuyện rối rắm theo cấp số nhân, bắt buộc người “nội trợ chuyên nghiệp” phải gia tăng năng suất và rèn luyện tính linh hoạt khi làm “nghề”.
Chính từ những vất vả và khó khăn của nghề “nội trợ chuyên nghiệp” (đôi khi không muốn làm mà vẫn phải làm) đã phần nào khiến giới trẻ Nhật Bản ngày nay “sợ” kết hôn, quyết sống độc thân tới già hoặc nếu có cũng chẳng muốn sinh con. Đây là vấn đề vĩ mô mà chính phủ Nhật lo ngại trong suốt nhiều năm nay.
Báo Phụ nữ Việt Nam