Nghệ sĩ Mạc Can: "Tôi già rồi cũng không có nhà, phải ở nhà trọ"
"Tôi đâu làm gì ra tiền, lâu lắm rồi không về nhà, cũng khó khăn" – nghệ sĩ Mạc Can chia sẻ.
- 27-02-2024Cậu con trai được Bằng Kiều khen hiền lành nhất nhà: Ngoại hình điển trai, 18 tuổi được đề cử "Nghệ sĩ của năm"
- 23-02-20242 nữ nghệ sĩ được phong NSND trẻ nhất nhì: Xinh đẹp, tài giỏi nhưng vẫn sống độc thân, không con cái
- 16-02-2024Nghệ sĩ Bạch Long tuổi 66: Bạn gái vừa đi lấy chồng vì chờ mãi không được cầu hôn
Mới đây, kênh Youtube của nghệ sĩ Thanh Điền đã đăng tải một clip quay lại cảnh các nghệ sĩ neo đơn rời Viện dưỡng lão nghệ sĩ cũ (tại Chùa Nghệ Sĩ do NSND Phùng Há thành lập) tới Viện dưỡng lão nghệ sĩ mới.
Nghệ sĩ Mạc Can khá vui mừng khi đón nhận nơi ở mới, ông tâm sự: "Thời đó, tôi đi gánh hát dưới miền Tây, đi suốt nên tôi không có nhà, già rồi cũng không có nhà, phải ở nhà trọ. Tôi đâu làm gì ra tiền, lâu lắm rồi không về nhà, cũng khó khăn.
Được mấy anh hướng dẫn về đây, tôi cũng mừng. Cái giường ở đây nằm được, tốt quá, ăn uống cũng có người lo. Ở đây cũng có các nghệ sĩ để qua lại nói chuyện nọ kia".
NSƯT Diệu Hiền cũng phấn khởi, kèm theo chút bồi hồi vì phải rời Viện dưỡng lão cũ, nơi NSND Phùng Há - thầy của bà lập nên. Bà nói: "Tôi qua đây ban đầu cũng buồn vì nhớ bên Viện dưỡng lão cũ, nhớ chỗ ngủ của mình bên đó. Bên này tôi ngủ không được vì lạ chỗ chưa quen, chắc vài bữa nữa sẽ quen. Tôi xin cảm ơn các lãnh đạo đã lo cho nghệ sĩ chúng tôi một chỗ yên lành".
NSND Trịnh Kim Chi – phó Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM chia sẻ: "Chúng tôi đã cố gắng chu toàn tất cả mọi thứ. Không phải chỉ đưa các cô chú qua đây là xong. Chúng tôi vẫn hỗ trợ các cô chú hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Chúng tôi phải xem các cô chú vào đây có thoải mái về tinh thần không, hay cần gì về vật chất. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức trong khả năng để lo cho các cô chú có cuộc sống an yên, tốt lành hơn".
Về phía mình, NSND Thanh Điền tâm sự: "Thế là đã khép lại gần 30 năm của viện dưỡng lão độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Viện dưỡng lão nghệ sĩ, bàn thờ Tổ và di ảnh NSND Phùng Há đã được chuyển về khu Nhà nghệ sĩ tại trung tâm dưỡng lão Thị Nghè.
Không chỉ có nhiều đóng góp cho sân khấu cải lương, NSND Phùng Há còn là người có công xây dựng Viện dưỡng lão Nghệ sĩ, Nghĩa trang và Chùa Nghệ sĩ.
NSND Phùng Há là cây đại thụ của sân khấu Việt Nam thế kỷ XX, suốt 1 đời sống chết với nghệ thuật cải lương tuồng cổ, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả với hàng loạt vai diễn nổi tiếng. Ngoài tài diễn xuất, NSND Phùng Há còn có nhiều đóng góp vào việc đào tạo thế hệ nghệ sĩ kế cận.
Giờ mọi người rời đi để đến nơi ở tốt hơn, đúng là một ngày đáng nhớ của những nghệ sĩ lão thành".
Đời sống & pháp luật