Nghệ thuật đàm phán đỉnh cao: 4 loại ngôn ngữ cơ thể quyết định 93% sự thành bại của bạn, điều số 1 rất nhiều người lúng túng
Khi giao tiếp, từng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ đều có những sức mạnh mà nhiều khi lời nói không diễn tả được hết. Các doanh nhân thành đạt chính là những bậc thầy trong việc sử dụng tín hiệu không lời, chiếm thế thượng phong trên bàn đàm phán.
- 18-12-20217 loại cây "thần kỳ" dù nghèo đến đâu cũng phải trồng một chậu: Vừa mang phong thủy tốt lại vừa chống ung thư, bệnh tật thì tiếc gì
- 18-12-2021Người trẻ vắt kiệt sức lực để nghỉ hưu càng sớm càng tốt, chuyên gia hỏi ngay: Chúng ta đang LÀM VIỆC ĐỂ SỐNG hay SỐNG ĐỂ LÀM VIỆC?
- 09-12-2021Định luật làm nên sự thành đạt: 5 bí quyết làm nên nghệ thuật giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ
Dù bạn tổ chức một cuộc họp chiến lược trực tiếp về khách hàng mới hay gặp gỡ đối tác qua các nền tảng online như Zoom, ngôn ngữ cơ thể và cách thức giao tiếp vẫn luôn đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại trong nghệ thuật đàm phán của bạn.
Theo Albert Mehrabian, nhà tâm lý học tại Đại học California, Los Angeles, các tín hiệu phi ngôn ngữ chiếm 93% trong cách thức giao tiếp, cụ thể, ngôn ngữ cơ thể chiếm hơn một nửa (55%), ngữ điệu chiếm 38%. Chỉ có 7% cách thức giao tiếp được truyền đạt qua lời nói.
Muốn làm chủ nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ, các nhà tâm lý học gợi ý 4 kỹ thuật mà mọi người nên ưu tiên chú ý.
1. Chọn phương thức giao tiếp phù hợp
Trước hết, hãy chọn phương thức giao tiếp phù hợp bởi như chúng ta đã biết, 93% cuộc trao đổi tập trung vào cách chúng ta nói. Ví dụ, tất cả chúng ta đều đã từng đã gửi, nhận các email ngắn, và thường cảm thấy không chắc chắn được thái độ của đối phương do thiếu ngữ cảnh của toàn bộ nội dung trao đổi.
Vì vậy, để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất, hãy cố gắng chọn phương thức giao tiếp có nghe được giọng nói và quan sát ngôn ngữ cơ thể của đối phương, nhất là khi trao đổi những nội dung quan trọng. Để đảm bảo tính chính xác và chi tiết của thông tin, hãy ghi lại nội dung trao đổi bằng văn bản và thống nhất cùng người đối diện.
Với xu hướng làm việc từ xa như hiện nay, các cuộc họp trực tuyến sẽ tiếp tục tồn tại, việc của mỗi người chính là thích nghi và phát huy tối đa điểm mạnh của bản thân. Hãy chuẩn bị thật chỉn chu cho những cuộc gặp trực tuyến từ lần gặp đầu tiên, bởi đây sẽ là những ấn tượng ban đầu thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
Hãy để ý đến cả những chi tiết nhỏ nhất như phông nền (background) của bạn. Một phông nền lý tưởng là một phông nền gọn gàng, màu sắc nhã nhặn, không để phông nền lộn xộn nhưng cũng đừng để phông nền là một bức tường đơn điệu bởi điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy không có nhiều thứ để kết nối với bạn.
Bên cạnh đó, tìm hiểu trước về người bạn sắp gặp sẽ là một điểm cộng để bạn có thể xây dựng một mối quan hệ tiềm năng với người đó.
2. Chú ý nét mặt
Nét mặt là một trong những cách tốt nhất để thể hiện cảm xúc của một người. Trong nhiều trường hợp, nét mặt tiết lộ cảm xúc chân thật và tự nhiên nhất của chúng ta.
Mặc dù ai cũng biết việc mỉm cười đương nhiên là tốt nhưng chúng ta không thể đánh giá thấp tác động của nụ cười khi gặp bạn bè và khách hàng mới. Nụ cười chính là dấu hiệu để đối phương biết bạn thích ở cùng đám đông và rất vui khi gặp họ.
Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hay cười được coi là thân thiện và ấm áp hơn, đặc biệt là trong các cuộc gọi video thiếu những tiếp xúc trực tiếp như hiện nay. Hãy giữ thái độ tươi vui bởi việc mỉm cười không chỉ để lại ấn tượng cho những người cùng trò chuyện với bạn mà còn khiến tâm trạng của chính bạn trở nên vui vẻ và nhẹ nhàng hơn.
Bên cạnh đó, hãy để ý đến các vùng khác trên khuôn, ví dụ như mắt. Đôi mắt chính là “cửa sổ tâm hồn”, hãy cố gắng quan sát và giữ giao tiếp bằng mắt một cách tinh tế. Điều này sẽ thể hiện bạn là một người cởi mở và biết lắng nghe.
3. Tư thế
Một tư thế cởi mở sẽ đem lại cảm giác tự tin cho bạn và cảm giác tích cực cho người đối diện.
Khi tham gia các cuộc gặp trực tuyến, hãy đảm bảo rằng bạn luôn ngồi thẳng lưng, giữ giao tiếp bằng mắt và duy trì tư thế cởi mở. Cố gắng tránh những hành động như bắt chéo chân, chống cằm hoặc nhún vai vì những hành vi này có thể cho thấy sự không chú ý, thiếu quan tâm đến những gì người đối diện đang trình bày. Hoặc tệ hơn, những hành vi này có thể bị hiểu thành sự không thích, không đồng ý với những gì đang được đề cập đến.
Lần tới khi bạn chuẩn bị cho một bài phát biểu, hãy dành vài phút để đứng thẳng, hơi hóp ngực, hai tay chống hông và mỉm cười, bạn sẽ nhận thấy ngay rằng tâm trạng của mình đã thay đổi. Chỉ cần ít phút, sự tự tin và tích cực tăng đã tăng lên và có thể giúp bạn bắt đầu cuộc họp ở một tâm thế tốt hơn.
4. Cử chỉ
Cử chỉ thể hiện một cách trực tiếp và rõ ràng ngôn ngữ cơ thể. Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Vanessa Van Edwards (Vanessa Van Edwards) đã chỉ ra những video bài phát biểu trên TED được xem nhiều nhất là những video mà người nói sử dụng nhiều cử chỉ giao tiếp tích cực.
Khi thực hiện sự so sánh, hãy sử dụng tay trái và tay phải riêng biệt để thể hiện sự tương phản giữa hai đối tượng muốn đề cập đến. Tách hai tay ra là một hiệu ứng hình ảnh so sánh tốt; và việc đặt hai bàn tay lại với nhau cũng thể hiện một hiệu ứng hình ảnh mạnh mẽ khác. Ví dụ, khi kể một câu chuyện hoặc điều cá nhân về bản thân, hãy đặt tay trước mặt và dùng ngón tay chạm vào ngực để nhấn mạnh tính chân thật của thông tin và sự chân thành của bản thân.