Nghệ thuật ĐÒI sếp tăng lương "đi vào lòng người" ai cũng nên biết
Sau một thời gian gắn bó với công ty, việc bạn muốn đề xuất tăng lương cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đề nghị sếp tăng lương quả không phải điều dễ dàng. Thậm chí, nó đang dần được xem là một "kỹ năng" mà bất cứ ai làm công ăn lương đều phải học.
- 26-10-20203 câu hỏi tuyển dụng người mới của Jeff Bezos: Rất đơn giản nhưng không dễ trả lời đúng, đáp án ra sao sẽ trúng tuyển?
- 26-10-2020Chăm chỉ tập thể dục có giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư không? Đây là câu trả lời rất nhiều người đang tìm kiếm
- 26-10-2020Loại rau có rất nhiều vào mùa đông được mệnh danh là "kho thuốc bổ": Vừa giàu dinh dưỡng vừa giúp đánh bại 2 "kẻ thù" nguy hiểm nhất của sức khỏe
Nếu đang có ý định bứt phá trong sự nghiệp nhưng vẫn chưa biết cách đề xuất với sếp thì 13 mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn xoay chuyển càn khôn vô cùng đơn giản. Thay vì bị động, hãy áp dụng các cách đơn giản này để tự tin và chủ động hơn khi đề nghị tăng lương nhé.
1. Đừng trì hoãn
Nếu bạn cảm thấy sự đóng góp cũng như năng lực bản thân xứng đáng được tăng lương, hãy chủ động gặp sếp để nói chuyện. Bởi lẽ, sự rề rà sẽ khiến bạn mất tự tin và dần dần không còn đủ động lực để đề xuất tăng lương nữa. Quan trọng hơn, việc trì hoãn quá lâu còn tác động tới chất lượng của buổi đàm phán và khả năng thuyết phục sếp của bạn.
2. Chuẩn bị sẵn sàng
Chẳng có vị sếp nào lại muốn tăng lương cho một người thiếu tự tin và trình bày vấn đề một cách ấp úng, không rõ ràng cả. Thậm chí, việc không chuẩn bị những điều cần nói có thể còn khiến lãnh đạo nghĩ rằng bạn không hề nghiêm túc. Do vậy, trước khi đề nghị tăng lương, hãy rà rsoát lại năng lực và thành tích của bạn, đối chiếu với các yêu cầu của công ty, vạch ra các ý chính cần trình bày và tốt nhất, hãy tập luyện trước khi chính thức đối diện với sếp.
3. Theo sát và kiên định với mục tiêu chính
Nếu bạn nhấn mạnh lý do mình được tăng lương là nhờ thành tích xuất sắc trong một dự án hay nhiệm vụ nào đó, hãy bám sát lấy chúng. Đừng cố gắng mở rộng ra các công việc khác mà bạn chẳng có lấy một chút đóng góp nào nổi bật. Điều này sẽ làm phản tác dụng với ý định ban đầu của mình đấy.
4. Đặt trước một lịch hẹn
Đặt trước lịch hẹn với sếp sẽ rất thuận lợi cho bạn cả trong việc lựa chọn địa điểm, chuẩn bị cũng như đảm bảo thời gian. Có được một lịch hẹn với sếp khi đó sếp hoàn toàn chuyên tâm vào cuộc trò chuyện với bạn mà không bị ảnh hưởng bởi các công việc khác.
5. Đừng xuyên tạc hay phóng đại một thành tích nào đó
Liệt kê các thành tích nổi bật của bạn là điều rất tốt nhưng đừng xuyên tạc hay phóng đại sai sự thật. Đồng thời, đừng bao giờ kể ra những lời đề nghị về một mức lương hấp dẫn từ một công ty khác nhằm thể hiện cái "giá" của mình. Một vị sếp tài ba sẽ chẳng bao giờ bị các chiêu trò này đánh lừa mình đâu.
6. Hãy thực tế
Đừng nghĩ rằng nếu sếp đã chấp nhận lời đề nghị tăng lương thì bạn có thể tùy ý đưa ra mức tăng bạn muốn. Bởi lẽ, việc đòi hỏi quá cao sẽ khiến sếp nghĩ rằng bạn đang quá tự tin với năng lực của mình và tất nhiên, với một mức tăng quá thấp, bạn cũng không hề thoải mái. Do vậy, hãy nghiên cứu kỹ trước khi quyết định đưa ra con số cụ thể.
7. Tập trung vào bản thân mình
Hãy nhớ bạn đang đề xuất tăng lương cho chính mình chứ không phải ai khác. Do vậy, đừng đề cập tới thành tích của bạn bè, so sánh hay dẫn chứng bất cứ một ai cả. Điều này chỉ mất thời gian và không hiệu quả.
8. Đừng hạ thấp mình nếu lời đề nghị bị từ chối
Một khi đã quyết định đề xuất tăng lương, hãy quyết đoán và đừng hạ thấp mình chỉ để dẫn chứng rằng bạn có thể hiểu nếu như lời đề nghị tăng lương bị từ chối.
9. Kiềm chế cảm xúc
Đừng phô trương thành tích bằng giọng điệu kiêu ngạo, khí thế hay chứng tỏ năng lực bản thân bằng ngôn ngữ cử chỉ quá sỗ sàng. Thay vào đó, hãy bình tĩnh, điềm đạm để bắt đầu trình bày vấn đề của bạn.
10. Không đề cập tới tình hình tài chính công ty
Bạn đang đề nghị tăng lương dựa vào năng lực và thành tích thực sự của bạn chứ không phải do công ty đang làm ăn thuận lợi. Thế nên, đừng bao giờ đề cập tới tài chính của công ty nếu bạn muốn sếp đồng ý đề xuất.
11. Trang phục phù hợp
Mặc dù đây không phải là yếu tố tác động nhiều nhưng việc lựa chọn một bộ trang phục phù hợp trong cuộc hẹn với sếp cũng là cách để bạn gây ấn tượng tốt đẹp.
12. Tâm trạng thoải mái
Mục tiêu của bạn là được tăng lương nhưng cũng đừng quá kỳ vọng để khiến bản thân bị áp lực hay tỏ ra quá hờ hững. Luôn luôn giữ một tâm trạng thoải mái là chìa khóa để bạn có được buổi đàm phán lương thành công.
13. Sẵn sàng thỏa hiệp
Sẽ có trường hợp sếp chỉ tăng lương nếu bạn chấp nhận một điều kiện hoặc phải hoàn thành một yêu cầu nào đó. Hãy sẵn sàng với thử thách này vì đây chính là đòn bẩy để bạn đạt được mục đích mong muốn và cũng là cơ hội để bạn bước qua vùng an toàn của bản thân.
Trí Thức Trẻ