Nghệ thuật tinh tuý để thành công của những bậc trí nhân: Đôi khi "không làm gì cả" lại có được tất cả
Không cần quá sức nỗ lực, phung phí năng lượng vào những điều vô ích. Cứ tích lũy nỗ lực, chờ thời cơ đến để bung tỏa, bạn sẽ thành công theo một cách thoải mái và nhẹ nhàng.
- 18-02-2020Tiết lộ của một nhà báo: "Lý do người trẻ thích nhảy việc, khó thăng tiến sự nghiệp là bởi họ quá "chảnh" trước những công việc nhàm chán!"
- 18-02-2020Cuộc sống lạc quan của người dân Vũ Hán giữa tâm dịch: Đánh cầu lông qua hàng rào, làm vlog để giải trí khi thành phố bị phong tỏa
- 18-02-2020Đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn cũng như nhảy dù: Thay vì vật lộn với điều không thoải mái, sao không chọn xây một ngôi nhà kiên cố để phát triển bền lâu
Cuộc sống là sự cân bằng giữa hành động và không hành động.
Phần lớn cuộc sống của chúng ta là sự thúc ép bản thân phải tiến lên, hoàn thành hoặc gặt hái những thành tựu. Không lạ khi vì thế mà căng thẳng trở thành một phần của cuộc sống hiện đại.
Bởi vì đứng trước một vấn đề, điều duy nhất chúng ta có thể nghĩ đến là cố gắng hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa. Bất cứ ai muốn làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn đều nhận được lời khuyên là hãy làm nhiều hơn, chăm chỉ hơn.
Thế nhưng thực tế, những người có thể thể hiện được phần tốt nhất của bản thân lại làm điều ngược lại – làm theo khuynh hướng tự nhiên của mình. Họ thích làm những thứ khiến cuộc sống họ vui hơn, và nhờ thế mọi việc cứ tự nhiên trôi chảy mà không phải áp đặt quá nhiều nỗ lực.
Trong tâm lý học, người ta gọi đó là “dòng chảy” hay “một trải nghiệm đỉnh cao”.
Thực ra, có một số điều giá trị trong cuộc sống mà dù cố gắng thế nào bạn cũng không thể đạt được. Ví như mọi nỗ lực có thể đổ sông đổ bể chớp mắt khi gặp sự việc nằm ngoài kế hoạch. Các cơ chế kiểm soát như thói quen, lịch trình, cấu trúc, kỷ luật… rất quan trọng nhưng bạn phải tốn thời gian và tiền bạc thì mới dần nhận ra được cái nào đang lãng phí nỗ lực mà hiệu quả mang về chẳng bao nhiêu.
"Tinh thần vô vi", nhưng chúng ta có thể hiểu đó là “không hành động” hay “hành động không nỗ lực”. Trong triết lý Đạo giáo, Tinh thần vô vi còn có ý nghĩa là “đi giải phóng nguồn năng lượng tự nhiên và dòng chảy của vạn vật mà không đặt quá nhiều nỗ lực thay đổi. Đó là trạng thái hòa hợp nội tại đáng quý”.
Nghe thì thật vô lý bởi không làm gì sao có thể thoải mái mà sống? Ai mà có thể ăn kiếm được nhiều tiền khi ăn không ngồi rồi cơ chứ? Nhưng theo Edward Slingerland, giáo sư nghiên cứu châu Á và nhận thức hiện thân tại Đại học British Columbia và là một học giả nổi tiếng về tư tưởng Trung Quốc, đã giải thích trong một cuốn sách của mình thì: “Tinh thần vô vi dịch theo nghĩa đen là ‘không cố gắng’ hay ‘không làm gì’, nhưng nó hoàn toàn không phải là một định nghĩa về sự buồn tẻ.
Thực tế, nó đề cập đến một trạng thái tâm lý sôi động, không ép buộc và vô thức của một người đang làm việc rất hiệu quả. Những người ở trong trạng thái tinh thần vô vi giống như họ đang không làm gì nhưng thực tế là đang sáng tạo ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, đàm phán trơn tru một tình huống xã hội phức tạp, hoặc thậm chí đưa toàn bộ thế giới vào trật tự hài hòa.”
Trạng thái tinh thần vô vi cũng là một sự hài hòa giữa cả cơ thể, cảm xúc và tâm trí. Đó là một hành động vô thức hoặc tự giác mà bạn thực hiện trong “dòng chảy” – là trạng thái tinh thần mà một người được đắm chìm trong cảm giác tập trung năng lượng và tận hưởng quá trình mà họ đang thực hiện.
Tinh thần vô vi là thư giãn và tận hưởng. Bạn sẽ làm được nhiều việc hơn, tốt hơn và hoàn thành chúng với nỗ lực tối thiểu cần bỏ ra. Khi bạn học được cách làm việc với khuynh hướng tự nhiên của mình nghĩa là bạn đang trải nghiệm tinh thần vô vi một cách trọn vẹn. Và khi thế giới được vận hành một cách tự nhiên mà không có quá nhiều nỗ lực phải thay đổi thì nó sẽ hạn chế được những sai lầm.
Tất cả mọi sự vật, sự việc, mọi thứ trong cuộc sống đều có dòng chảy riêng, tốc độ và nhịp điệu riêng. Nếu chúng ta có thể điều chỉnh bản thân và liên kết chính mình với dòng chảy tự nhiên đó thì mọi thứ sẽ diễn ra trơn tru mà bạn không cần bỏ quá nhiều nỗ lực vào đó. Bạn nên luyện tập tinh thần vô vi khi mọi thứ trong cuộc sống đang diễn ra suôn sẻ bởi vì khi mọi thứ trở nên quá tải thì bạn sẽ buộc phải sử dụng nhiều nỗ lực hơn yêu cầu tự nhiên, căng thẳng hơn và dễ mệt mỏi hơn.
Một phần thiết yếu khác của tinh thần vô vi là biết khi nào nên và không nên hành động. Đôi khi lùi lại, hoãn lại là phản ứng thích hợp cho đến khi bạn cảm thấy thực sự sẵn sàng (tất nhiên trừ trường hợp deadline đã quá sát rồi). Về căn bản "tinh thần vô vi" chỉ ra rằng khi chúng ta không vùng vẫy, biết cách chờ đợi thời cơ và quan sát, chúng ta sẽ nhìn ra những quy luật rõ ràng hơn và đưa ra những sự lựa chọn sáng suốt. Đừng để cảm xúc chi phối những quyết sách của bạn.
Ngay từ hôm nay bạn cũng có thể luyện tập tinh thần vô vi bằng cách điềm tĩnh lại trước những cơ hội. Học hỏi xem cái nào là thực sự cần thiết. Tìm kiếm sự trợ giúp nếu cần làm việc nhanh hơn nhưng mình bạn không thể thực hiện. Vì ai cũng khó thành công nếu không vui với việc mình đang làm mà.
Tinh thần vô vi có thể áp dụng vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Tích lũy năng lượng, không phung phí vào những việc vô ích, chờ thời cơ đến để bung tỏa, bạn chắc chắn sẽ thành công. Đó chính là lời khuyên từ tinh thần vô vi.
Theo Medium