MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghỉ hưu cầm tiền về quê xây nhà được 7 tháng, trước sau bị hàng xóm phàn nàn 4 lần: Tôi tan giấc mộng “bỏ phố”

01-08-2023 - 23:00 PM | Sống

Nghỉ hưu cầm tiền về quê xây nhà được 7 tháng, trước sau bị hàng xóm phàn nàn 4 lần: Tôi tan giấc mộng “bỏ phố”

Trước đây, mỗi lần thăm quê, người đàn ông Trung Quốc đều được tiếp đón nồng hậu nên ông không ngờ rằng, mong muốn “bỏ phố” để về định cư của mình lại khó khăn đến vậy.

‏Với tâm lý "lá rụng về cội", nhiều người thành thị muốn về quê an hưởng tuổi già sau khi nghỉ hưu. Một số người cho rằng, môi trường nông thôn trong lành và phù hợp để nghỉ hưu, trong khi một số người mệt mỏi với cuộc sống thành phố.‏

‏Nhưng dù người lớn tuổi có khao khát được về quê đến đâu thì cũng phải cân nhắc về khả năng thích nghi cũng như tình trạng bản thân. Với những ai đã định cư ở thành phố hàng chục năm, khi trở về quê, rất có thể họ sẽ không hòa nhập được.‏

‏Ông Lý (67 tuổi, Trung Quốc) đã nghỉ hưu được 7 năm, giờ quyết định một mình về quê xây nhà dưỡng lão, sau khi vợ qua đời vào năm ngoái. Không ngờ, từ lúc động thổ đến giờ đã được 7 tháng, nhà vẫn chưa xây xong nhưng rắc rối thì kéo đến liên tục. ‏

‏Ông kể: "Trước kia, nhà tôi từng rất nghèo. Nhưng nhờ nỗ lực phấn đấu và được cha mẹ ủng hộ, tôi có cơ hội học hành đầy đủ, sau đó thi đỗ đại học ở thành phố. Sau này, tôi ở lại thành phố lập nghiệp, kết hôn, sinh con đẻ cái và đón bố mẹ lớn tuổi lên định cư luôn. Hiếm hoi lắm tôi mới về thăm quê, nhưng lần nào trở về, mọi người cũng đón chào hoan hỉ lắm."‏

‏Thời gian trôi qua, bố mẹ ông Lý đã qua đời. Tới mùa xuân năm ngoái, vợ ông Lý cũng nhắm mắt xuôi tay. Còn con gái và con rể lại chuyển công tác sang thành phố khác. Vậy là chỉ còn ông Lý ở đây. Hơn nữa, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều bạn già, hàng xóm xung quanh đã về quê sống. Điều này khiến ông Lý cũng nảy ra ý định về quê hương dưỡng lão.‏

‏Ngôi nhà cũ ở quê đã quá xập xệ, trông ẩm thấp và mốc meo, khoảng sân thì trở thành nơi trồng rau, nuôi gà vịt của hàng xóm. Ông quyết định phá hết đi để xây lại cho khang trang, sạch đẹp. Với khoản tiền tiết kiệm 600.000 NDT (tương đương gần 2 tỷ đồng), ông nghĩ mình vẫn dư dả tiêu pha mà không cần lo lắng gì.‏

photo-1690864037731

‏Ảnh minh họa: Sohu‏

‏Tuy nhiên, hàng xóm thể hiện thái độ khá khó chịu khi bị yêu cầu dọn hết chuồng gà, chuồng vịt của họ đi. Họ nhiều lần sang nhà, ngoài mặt là thăm hỏi, nhưng thực tế đều ngấm ngầm bảo tôi trở lại thành phố hưởng phúc, không nên về quê làm gì. Lần nào ông Lý cũng gạt đi không nghe.‏

‏Thế nhưng mọi chuyện không dễ dàng trôi qua như vậy. Kể từ khi bắt đầu xây nhà, bao phiền phức lại kéo tới. Trong lúc làm móng, hàng xóm kêu thi công như vậy là lấn chiếm đất của họ, đòi bỏ tiền ra để mua lại chỗ đó thì mới được đóng cọc. Sau đó, có người lại than trách việc xây dựng quá ầm ỹ, ảnh hưởng tới cuộc sống, yêu cầu phải bồi thường tinh thần. ‏

‏Vừa dựng xong phần thân chính của ngôi nhà, một hàng xóm khác lại phàn nàn rằng, vị trí nhà vệ sinh và bể phốt đang thiết kế đối diện với cửa sổ nhà bếp của họ, nên yêu cầu không được xây nữa. Ban đầu, ông Lý không đồng ý thay đổi vì sẽ phát sinh thêm một khoản phí cải tạo lớn. Nhưng cứ bắt đầu làm, nhà hàng xóm lại kéo sang gây rối, ngăn cản và cãi vã. Người ở ủy ban thôn phải xuống hòa giải, đề nghị ông hy sinh một chút để giữ tình làng nghĩa xóm.‏

‏Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó. Khi nhà xây tới tầng 2, họ lại cho rằng, nhà quá cao sẽ che mất ánh sáng của họ. Ông Lý bèn giải thích rằng, nhà đang xây dựng nên quây bạt và bắn tôn lên để che chắn, tránh rơi vụn vữa hoặc gạch đá, làm ảnh hưởng gia đình xung quanh. Sau khi xây xong, dỡ hết chỗ đó đi thì ánh sáng sẽ được cải thiện. Nhưng chẳng ai chịu lắng nghe ông nói. Họ trực tiếp cản trở việc thi công, còn lén lút tháo dỡ giàn giáo và phông bạt. ‏

‏Hết việc này tới việc khác, công trình có dự tính chỉ 4-5 tháng, nay đã kéo dài tới 7 tháng vẫn chưa xong. Các khoản phí đều gia tăng, mà tinh thần cũng chẳng còn thoải mái. Bây giờ, hễ nghĩ tới việc sẽ chung sống với những hàng xóm như vậy cả nửa quãng đời còn lại, ông Lý lại ngán ngẩm không thôi.‏

photo-1690864044656

‏Ảnh minh họa: Sohu‏

‏Một lần nọ, vợ chồng cô con gái đến thăm bố, chứng kiến tình trạng này thì không đồng ý để bố ở quê một mình nữa. Họ tìm hiểu được rằng, trong số các hàng xóm, có 2 người thường xuyên "nói ra nói vào", đặt điều về ông Lý để kích động mọi người xung quanh. Lần nào họ cũng kéo nhau tới gây rối như vậy để đòi bồi thường. Môi trường này thật sự không tốt để định cư lâu dài, chứ đừng nói an hưởng tuổi già.‏

‏Họ khuyên ông trở lại thành phố sống, dù ở một mình vẫn bình an hơn. Nếu không, ông cũng có thể bán nhà ở thành phố cũ, rồi chuyển tới thành phố mà đôi vợ chồng đang làm việc. Như vậy, cả nhà lại ở gần nhau, có thể tiện quan tâm và chăm sóc. ‏

‏Điều này cũng giúp ông Lý nhận ra rằng, dù sống ở đâu đi nữa, chất lượng môi trường sống xung quanh vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đại đa số mọi người ở quê vẫn rất tốt, tình làng nghĩa xóm giúp ông thêm vui vẻ mỗi ngày, nhưng không thể không nói rằng: Có người nọ thì có người kia. Vì không quen tranh cãi, lại chỉ muốn đi tìm cuộc sống an bình tuổi già nên ông không thể hòa hợp được vào môi trường này.‏

‏*Nguồn: Sohu‏

Phương Mộc

Phụ nữ số

Trở lên trên