Cuối tháng bị hỏi vay tiền, 3 cách trả lời khôn ngoan để thoát khỏi bẫy kép “không đòi thì mất tiền, đòi thì mất bạn”
Đây là 3 cách phản ứng mà bất cứ ai cũng nên tham khảo, phòng có lúc cần dùng đến.
- 25-07-2023Bí quyết tiết kiệm để trở thành triệu phú ở tuổi 26: Nói KHÔNG với 2 thứ là “lẽ thường tình” của đa số người Việt
- 24-07-2023Xu hướng tóc tiên cá đầy quyến rũ, tỏa sáng như được mặt trời “phù phép”
- 23-07-2023Dù cuộc sống không suôn sẻ, hãy ghi nhớ 3 điều, vận may ắt không mời mà đến
Tiền bạc luôn là chủ đề nhạy cảm đòi hỏi chúng ta phải khéo léo khi giải quyết. Trong cuộc sống sẽ có nhiều tình huống người khác cần đến sự giúp đỡ tiền bạc của bạn. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra thường xuyên thì chúng ta nên biết cách từ chối, vì khi nó trở thành thói quen sẽ ảnh hưởng đến tài chính cá nhân, thậm chí có nhiều trường hợp nợ dai dẳng không chịu trả làm ảnh hưởng đến mối quan hệ.
Mượn tiền cũng phải xem hoàn cảnh ra làm sao, vào những lúc đối phương thật sự cấp bách, túng thiếu, bạn có thể cho mượn, cho vay. Nhưng nếu đối phương vay tiền chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân thì cần phải xem xét lại việc nên hay không nên cho vay tiền.
Khi người khác mượn tiền, hãy ghi nhớ 3 cách phản ứng sau để không phải rơi vào hoàn cảnh "không đòi thì mất tiền, đòi thì có thể mất bạn".
1. Gợi ý đối tượng khác cho người vay: Giải thích những khó khăn hiện tại của bạn và yêu cầu bên kia tìm đến người khác hoặc giải pháp khác. Phương pháp này thường phổ biến để từ chối khi không muốn người khác vay tiền.
2. Cố gắng đừng gặp nếu có thể: Nếu bạn nhận được một cuộc gọi vay tiền, không gặp mặt là cách tốt nhất. Chúng ta sợ người quen bởi vì họ có thể nhìn thấy biểu hiện của bạn khi họ gặp mặt. Nếu không gặp mặt, họ sẽ không biết tình hình thực sự của bạn như thế nào. Điều này khiến bạn dễ dàng từ chối hơn.
Tóm lại, hãy kiên quyết và để đối phương hiểu khó khăn của mình. Xét cho cùng, việc sợ người quen vay tiền là chuyện bình thường. Đây cũng là cách tốt nhất để tránh xung đột ảnh hưởng đến mối quan hệ.
3. Khi cho vay, nên giữ bằng chứng liên quan để đảm bảo khoản nợ được trả đúng hạn:
Khi vay tiền cần lưu ý điều gì? Giấy ghi nhận nợ nên viết như thế nào để có hiệu lực pháp lý?
- Tốt hơn là nên yêu cầu người đi vay viết tay giấy ghi nợ, nhưng hãy chú ý đến các tiêu chuẩn viết. Các bản in của cũng có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng rất dễ giả mạo. Đồng thời, chữ ký của người vay phải được lăn tay. Thông tin người vay phải ghi rõ ràng số CMTND hoặc CCCD, khi viết giấy nợ phải xuất trình bản gốc để đối chiếu.
- Ngày phát sinh khoản vay phải được ghi rõ ràng, tốt nhất là chính xác đến từng chi tiết. Ngày trả nợ có thể được thỏa thuận trong giấy. Nếu ngày trả nợ không được thỏa thuận, bên vay có thể yêu cầu trả nợ bất cứ lúc nào. Nếu đã thỏa thuận ngày trả nợ thì bắt buộc người vay nợ phải trả khi đến hạn. Nếu chưa trả nợ khi đến hạn thanh toán, bên cho vay hoàn toàn có quyền khởi kiện.
- Số tiền cho vay phải được viết rõ ràng cả số và chữ để tránh bị người nắm giữ giấy giả mạo.
- Cố gắng chọn phương thức chuyển khoản ngân hàng để cho vay và thanh toán khoản vay. Bạn có thể chỉ định số tài khoản và ngày chuyển của bên kia trong giấy.
- Đối với việc chuyển tiền, bạn có thể lưu ý mục đích của khoản vay. Nếu số tiền tương đối nhỏ, thì trong giấy phải chỉ ra rằng, khoản vay của cả hai bên được giao bằng tiền mặt.
Dù bằng cách nào, người vay phải viết một biên lai bổ sung khi nhận lại số tiền từ người vay. Giấy biên nhận nợ chỉ có thể chứng minh giữa hai bên có quan hệ hợp đồng vay tiền chứ không đủ để chứng minh bên vay đã hoàn thành nghĩa vụ trả tiền.
Khi một người không trả nợ chỉ có thể do 2 nguyên nhân:
Thứ nhất, có tiền nhưng không muốn trả. Đây là kiểu người không có tình nghĩa và nên tránh xa. Họ sẽ tự mình đánh mất hết niềm tin của những người xung quanh và rơi vào hoàn cảnh cô độc.
Kiểu thứ hai là chưa có khả năng trả. Với trường hợp này, bạn có thể linh hoạt thời gian trả nợ cho bên kia, tuy nhiên bạn nên thương lượng thời gian trả nợ, có thể chia theo đợt và phải có kế hoạch cụ thể. Nếu về lâu dài vẫn không trả thì còn có chứng cứ liên quan để làm thủ tục pháp lý, tất nhiên số tiền phải đạt đến một mức nhất định.
Vay tiền thì dễ nhưng đòi nợ khó. Cho vay tiền là tình nghĩa nhưng không phải nghĩa vụ, vì vậy tuỳ thuộc vào điều kiện và các yếu tố khác mà bạn có thể lựa chọn cho vay hoặc không, nhưng phải có cách xử lý hợp tình hợp lý để thuận lòng người.
Xử lý vấn đề tiền bạc ổn thoả có thể khiến danh tiếng của bạn tốt hơn, xử lý chưa ổn thỏa, đi tới đâu cũng khiến người ta đàm tiếu.
Hãy đặt ra nguyên tắc cho bản thân và kiên định với nguyên tắc đó, đôi khi không cần phải giữ thể diện, đối phương có thể trở mặt với bạn vì chuyện vay tiền nhưng cũng đừng quá bận tâm.
*Nguồn: Aboluowang
Nhịp sống thị trường