Nghỉ hưu dù sớm hay muộn, "học lỏm" 4 bí quyết từ người Nhật để có thể an hưởng nửa đời còn lại
Là quốc gia sống thọ nhất thế giới, ở Nhật có những cách dưỡng lão rất đáng học hỏi. Nhờ vậy, người Nhật thường âm thầm tự chuẩn bị hết mọi đường lui cho bản thân, quãng thời gian hưu trí cũng không bị phụ thuộc vào ai cả.
- 08-08-2023Dù giàu hay nghèo, người sắp đến tuổi nghỉ hưu cũng đừng nên tiết kiệm 5 thứ sau: Chuẩn bị tốt sẽ thành “đường lui” cho mình
- 07-08-2023Sau 50 tuổi, người không có 3 “mầm bệnh” này chứng tỏ sở hữu "thể chất trường thọ"
- 07-08-2023Từ 50-60 tuổi, dù con cái có hiếu hay không, bạn cũng phải chuẩn bị trước cho mình 3 “đường lui”
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Theo báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (Nhật Bản) vào năm 2022, quốc gia này có trên 90.526 người sống thọ 100 tuổi, cao gấp 5 lần so với hai thập kỷ trước.
Để đạt được thành tựu như vậy, không chỉ nhờ vào những chính sách xã hội tốt mà chính các phương pháp tự chăm sóc về cả vật chất lẫn tinh thần của những người cao tuổi ở Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt cách họ lựa chọn cho mình những "đường lui" phù hợp trước khi nghỉ hưu rất đáng được quan tâm và học hỏi.
So với truyền thống "nuôi con dưỡng già" của đa số các nước phương Đông, người cao tuổi Nhật Bản đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm và sáng tạo ra nhiều cách dưỡng lão đa dạng trải nghiệm hơn.
1. Sống một mình
Người già ở Nhật Bản có suy nghĩ rất lạc quan về việc nghỉ hưu và họ nhìn nhận nó hoàn toàn minh bạch. Thay vì sống với gia đình các con, khiến cho dâu rể trong nhà cảm thấy khó xử, họ chọn sống một mình khi có thể tự chăm sóc bản thân.
Tránh mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu cũng có lợi hơn trong việc duy trì mối quan hệ giữa hai thế hệ. Họ cũng có thể giành không gian riêng tư độc lập cho bản thân, có thời gian để làm những gì mình muốn, tự quản lý tốt cuộc sống trong những năm cuối đời.
2. Du lịch cùng nhau
Trong nhóm người cao tuổi tự do về tài chính, mô hình du lịch cho người già trong nửa sau của cuộc đời rất phổ biến. Nhiều người Nhật Bản lựa chọn đi du lịch khắp nơi cùng bạn đời sau khi nghỉ hưu. Tận dụng lúc sức khoẻ còn tốt, họ sẽ đi nhiều hơn, thăm thú nhiều cảnh quan và làm phong phú thêm cuộc sống tuổi xế chiều của mình.
Mô hình dưỡng già bằng cách đi du lịch cùng nhau này cũng là dịp hiếm hoi để các cặp vợ chồng trở lại "thế giới hai người" sau khi con cái kết hôn và có cuộc sống riêng. Họ đã tích lũy tài sản cả nửa đời người và nhận ra đã đến lúc nên sống cho bản thân mình.
3. Sống bằng tiền cá nhân, không cần chu cấp
Nói đến niềm vui của tuổi già, người lớn tuổi ở Nhật Bản thể hiện sự thông thái trong cuộc sống hưu trí khi tích luỹ từ lúc còn trẻ, rồi chủ động dùng "tiền lãi" để dưỡng già. Đây là kết quả của thói quen tiết kiệm đã "bén rễ" trong tư tưởng của hầu hết người dân xứ sở hoa anh đào. Như vậy, họ đã chuẩn bị tốt để đón chào cuộc sống hưu trí đáng mong đợi, mà không rơi vào tình trạng nơm nớp lo sợ.
Có khoản dự phòng khi về già có thể giúp chúng ta ở bên những người có chung sở thích, có những cuộc gặp gỡ tuyệt vời sau khi nghỉ hưu.
4. Nghỉ hưu theo nhóm
Nhóm đồng niên ở đây ám chỉ việc cùng bạn bè hưởng thụ tuổi già. Cách dưỡng già kiểu mới như vậy không chỉ là hình mẫu người lớn tuổi theo đuổi, mà cũng là khát vọng của nhiều người trẻ hiện đại khi mong đợi vào tương lai.
Khi nghỉ hưu theo nhóm như vậy, họ có thể cùng nhau làm quen với giai đoạn cuộc sống mới. Họ chia sẻ những chủ đề chung và dễ dàng thảo luận, góp ý cho nhau, khiến cho quá trình nghỉ hưu trở nên thú vị hơn.
Lời kết
"Sinh, lão, bệnh, tử" là điều không thể tránh khỏi mà bất kỳ ai trong chúng ta đều phải trải qua. Chúng ta không thể lựa chọn cách sinh ra nhưng có thể hoạch định cách "già đi" trong quá trình đó.
Lên kế hoạch trước cho cuộc sống của bạn sau khi về già, bắt đầu tích lũy tiền tiết kiệm ngay khi còn trẻ và đặt mục tiêu đạt được tự do tài chính khi về già có thể giúp chúng ta sống tự tin sau khi nghỉ hưu.
Thông qua những cách nghỉ hưu ở Nhật Bản được giới thiệu trong bài viết này, chúng ta thấy rằng, dù họ sống một mình, đi du lịch cùng nhau, hay nghỉ hưu theo nhóm, những người già ở Nhật Bản chưa bao giờ phó thác tương lai của mình cho con cháu. Thay vào đó, họ luôn dựa vào điều kiện của bản thân để sống quãng đời còn lại một cách tuyệt vời.
Những người lớn tuổi ở Nhật Bản đã bứt phá khỏi định nghĩa truyền thống về mô hình phụng dưỡng người già. Bắt nhịp với thời đại, kết hợp với điều kiện khách quan và mong muốn chủ quan của bản thân, trong phạm vi khả năng của mình, họ đã chọn cho mình những cách thức phù hợp nhất, từ đó an hưởng những năm tháng cuối đời.
*Theo: Aboluowang
Phụ nữ thủ đô