4 thói quen “mời gọi” bệnh gan nhiễm mỡ tới rất nhanh dù chẳng liên quan tới dầu mỡ hay chất béo
Rất nhiều người cho rằng bệnh gan nhiễm mỡ chỉ xảy ra ở người thừa cân hoặc liên quan tới món nhiều dầu mỡ. Sự thật không phải vậy.
- 07-09-2024Cho anh họ vay 300 triệu đồng để chữa bệnh, 1 năm sau, tôi nhận được tiền giả mà không dám trách nửa lời
- 07-09-2024Cả công trường dừng thi công vì phát hiện luồng khói trắng phun lên từ mặt đất: Hơn 5 khối nước được bơm xuống để trục vớt 500 vật thể "lạ"
- 03-09-2024Cho anh họ mượn nhà miễn phí suốt 15 năm, đến khi lấy lại, tôi bị đòi đền bù hơn 500 triệu đồng?
Chuyên gia dinh dưỡng Cheng Hanyu (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, không xét tới cân nặng, người béo hay gầy đều có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu như người béo phì có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cao hơn thì người suy dinh dưỡng, ăn kiêng quá độ cũng vậy.
“Bệnh gan nhiễm mỡ giải thích một cách dễ hiểu nhất là tình trạng dư thừa lượng mỡ tích tụ trong gan. Khi gan không thể xử lý và phân hủy chất béo trong cơ thể, chất béo sẽ tích tụ lại gây ra gan nhiễm mỡ. Không xét tới tổng lượng mỡ toàn cơ thể hay chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ cần lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm hơn 5% trọng lượng gan tức là bạn đã mắc gan nhiễm mỡ” - ông nói.
Ông cũng liệt kê ra 4 thói quen phổ biến gây bệnh gan nhiễm mỡ dù chẳng hề liên quan tới dầu mỡ hay chất béo. Đó là:
1. Uống nhiều bia rượu
Hầu hết chúng ta đều biết uống nhiều bia rượu rất hại gan nhưng lại thường chỉ nghĩ tới bệnh xơ gan, suy gan và tiến triển thành ung thư gan. Tuy nhiên, bệnh gan nhiễm mỡ cũng dễ hình thành ở người uống nhiều bia rượu và cũng góp phần dẫn tới khối u ác tính ở gan.
Theo bác sĩ Cheng, rượu bia có thể gây nhiễm mỡ gan cấp tính hoặc mạn tính thông qua 3 cơ chế: tăng tạo mỡ ở gan, giảm bài xuất mỡ ra khỏi gan và tăng huy động mỡ các mô trong cơ thể.
“Uống rượu bia làm tăng huy động mỡ từ các mô dự trữ, làm tăng cacbohydrat và axit glucose photphat do gan bị giảm chức năng, dẫn đến tăng este axit béo, và cuối cùng là tăng tạo triglyceride. Rượu bia làm giảm oxy hóa axit béo ở ngoài gan. Sự suy giảm chức năng gan kết hợp với chế độ dinh dưỡng kém ở người uống rượu sẽ hạn chế quá trình tổng hợp lipoprotein và ức chế sự thải mỡ ở gan, làm tăng nhiễm mỡ ở gan. Tế bào gan có các hốc chứa đầy mỡ sẽ đẩy nhân tế bào lệch về một phía” - ông giải thích.
2. Ăn quá nhiều đường
Theo bác sĩ Cheng, gan sử dụng đường fructose để tạo ra chất béo. Thu nạp quá nhiều đường làm tích tụ chất béo trong gan và dẫn đến các bệnh về gan. Một số nghiên cứu cho thấy, đường có thể gây hại cho gan giống như rượu, ngay cả ở người không thừa cân. Vì vậy, ông khuyến nghị chúng ta nên kiểm soát lượng đường, thực phẩm ngọt trong chế độ ăn uống để phòng bệnh gan nhiễm mỡ.
Tương tự, người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cao hơn người khỏe mạnh. Lý do là khi lượng đường trong máu tăng lên làm suy giảm chức năng loại bỏ LDL (cholesterol "xấu") của gan. Lâu ngày, cholesterol tích tụ ở cơ quan này nhiều hơn, khiến gan nhiễm mỡ.
Ngược lại, khi đường huyết xuống thấp (do nhịn đói), cơ thể phải giải phóng một lượng nhất định để bù đắp năng lượng. Tình trạng này diễn ra thường xuyên cũng làm gia tăng lượng mỡ tại gan.
3. Thiếu ngủ kéo dài
Ít người biết rằng thức khuya, thiếu ngủ rất hại cho gan. Thói quen có thể gây bệnh gan nhiễm mỡ ngay cả khi bạn có ăn uống lành mạnh, không dùng bia rượu.
Bác sĩ Cheng trích dẫn nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) năm 2018 chỉ ra: so với những người ngủ 9 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 5 tiếng có nguy cơ bị chức năng gan bất thường tăng 35% và nguy cơ gan nhiễm mỡ tăng 45%. Con số này ở những người ngủ dưới 6 tiếng lần lượt là là 24% và 33%. Người ngủ trong khoảng 7 - 8 giờ không làm tăng nguy cơ chức năng gan bất thường và gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng ngủ ít hơn 5 tiếng cũng có thể dẫn đến béo phì và tiểu đường - những yếu tố tăng nguy cơ bệnh gan.
Ông giải thích: “Thời gian kéo dài của giấc ngủ ngắn có mối tương quan với mức alanine aminotransferase (ALT) bất thường của huyết thanh và sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Thiếu ngủ làm gián đoạn trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, do đó có thể góp phần dẫn tới rối loạn chức năng gan và phát triển gan nhiễm mỡ không do rượu. Đồng thời, bản thân việc thức khuya, thiếu ngủ làm rối loạn huyết thanh ALT quan trọng với gan”.
4. Giảm cân quá nhanh, ăn kiêng quá mức
Như bác sĩ Cheng đã nói, người gầy, thậm chí suy dinh dưỡng cũng có thể mắc gan nhiễm mỡ, thậm chí nguy cơ cao hơn người có cân nặng trung bình. Nguyên nhân là do cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein do thiếu hụt dinh dưỡng, khiến triglyceride tích tụ trong gan dẫn đến mỡ thừa trong gan.
Hay những người giảm cân quá nhanh cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ do quá trình này kích thích lipolysis trong cơ thể, khiến lượng chất béo tăng lên nhanh chóng. Đồng thời, quá trình peroxy hóa lipid cũng diễn ra mạnh hơn, sẽ khiến tế bào gan bị tổn thương và gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, ăn kiêng quá mức hay giảm cân quá nhanh còn dễ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe tổng thể.
Nguồn và ảnh: ETtoday, Health GVM
Phụ nữ mới