MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Nghỉ hưu sớm là một trong những sai lầm tồi tệ nhất về tiền bạc" - đây là lý do tại sao bạn sẽ hối hận

09-02-2022 - 19:08 PM | Tài chính quốc tế

“Nghỉ hưu sớm là một trong những sai lầm tồi tệ nhất về tiền bạc" - đây là lý do tại sao bạn sẽ hối hận

Tiến sĩ Đại học Harvard muốn đưa ra lời khuyên trước khi bạn quyết định nghỉ hưu sớm trong khi bản thân còn có thể tiếp tục làm việc.

Là một nhà kinh tế học, những lời nói khách sáo không có trong từ điển của tôi. Vì vậy, tôi xin nói thẳng: Đối với hầu hết người Mỹ, nghỉ hưu sớm không chỉ là quyết định tận hưởng kỳ nghỉ dài nhất trong đời. Đó là một trong những sai lầm về tiền bạc lớn nhất mà họ sẽ hối tiếc.

Lý do rất đơn giản: Chúng ta, với tư cách là những người không có khả năng tiết kiệm được nhiều, sẽ khiến cuộc sống sau khi nghỉ hưu của mình trở nên thiếu thốn và chật vật. Vậy nên, nghỉ hưu muộn hơn thường sẽ an toàn và khôn ngoan hơn nhiều.

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Hưu trí của Trường Cao đẳng Boston, một nửa số gia đình đang đi làm ngày nay có nguy cơ bị sụt giảm mức sống lớn khi nghỉ hưu. Tỷ lệ này sẽ giảm khoảng 50% nếu tất cả người lao động nghỉ hưu muộn hơn hai năm.

Tất nhiên, có những trường hợp mà nghỉ hưu sớm là một lựa chọn tuyệt vời. Một số người đã lên kế hoạch cẩn thận và có thể chi trả để mua thêm thời gian nhàn rỗi. Nhiều người không có lựa chọn khi họ đã kiệt sức về mặt thể chất hoặc tinh thần. Những người khác nhận thấy công việc của họ đã được tự động hóa bằng máy móc hoặc thuê ngoài.

Tuy nhiên, gần 2/3 số người trong độ tuổi từ 57-66 vẫn lựa chọn nghỉ hưu sớm theo mong muốn của bản thân, mặc dù chẳng tiết kiệm được gì. Và hầu hết họ đều khỏe mạnh, không có khuyết tật gì ngăn cản họ tiếp tục công việc.

Sự thất bại khi nghỉ hưu của thế hệ "Baby boomer"

Hãy xem thế hệ Baby boomer (thế hệ bùng nổ trẻ em), bao gồm 76 triệu người sinh từ năm 1946 đến năm 1964. Họ là những người đang nghỉ hưu và gần một nửa trong số họ có rất ít tiền tiết kiệm.

Thật vậy, tài sản trung bình của họ chỉ là 144.000 USD, còn chưa bằng ba năm chi tiêu trung bình của hộ gia đình. Nếu họ có lương hưu đáng kể của tư nhân, nhà nước hoặc địa phương để dựa vào thì mọi thứ sẽ tốt hơn. Nhưng sự thật là họ không có.

Có rất ít người có lương hưu ngoài phúc lợi An sinh xã hội. Đối với những người có lương hưu, nhiều người đã làm việc tại nhà nước và chính quyền địa phương mà không được An sinh xã hội chi trả.

Tệ hơn nữa, những người nhận lương hưu như vậy có thể mất gần hết hay mất trắng các phúc lợi An sinh xã hội tích lũy được từ việc đi làm thêm. Đây là phần được bảo hiểm do các điều khoản Loại bỏ Khoản bù đắp của An sinh xã hội và Trợ cấp hưu trí của Chính phủ.

An sinh xã hội không có gì đáng nói

Phúc lợi trung bình của An sinh xã hội là 18.000 USD/năm, thậm chí có thể cao hơn nhiều. Nhưng 94% người về hưu nhận trợ cấp hưu trí An sinh xã hội trước khi quyền lợi của nó đạt đến đỉnh điểm, ở tuổi 70.

Trên thực tế, khoảng 85% người nên đợi đến năm 70 mới nhận trợ cấp hưu trí. Phúc lợi hưu trí ở độ tuổi 70 cao hơn 76% so với tuổi 62 (đã được điều chỉnh theo lạm phát).

Hơn nữa, khi người Mỹ nhận trợ cấp hưu trí An sinh xã hội của họ quá sớm, họ có khả năng nhận tiền cấp dưỡng từ vợ / chồng hoặc vợ / chồng cũ của mình (những người mà họ đã kết hôn trong một thập kỷ hoặc hơn) thấp hơn nhiều so với người góa bụa và góa phụ đã ly hôn.

Bạn không thể nói chính xác khi nào mình sẽ "ra đi"

Sự thất bại trong việc tiết kiệm của hầu hết mọi người phản ánh việc không tính toán theo tuổi thọ - vốn là cơ sở để lên kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn trong đời. Một nửa số người 50 tuổi sẽ sống ngoài 80 tuổi, 1/4 sẽ sống đến 90 tuổi.

Để hiểu một cách đầy đủ việc tiết kiệm thực sự liên quan đến điều gì, hãy tham khảo Jane, một người phụ nữ độc thân 40 tuổi sống tại Louisianan. Cô dự định nghỉ hưu và nhận phúc lợi An sinh xã hội ở tuổi 62. Cô kiếm được 75.000 USD/năm và có 150.000 USD trong tài khoản tiết kiệm - khoản thừa kế từ một người chú giàu có.

Jane có thể sống tới 100 tuổi. Giống như chúng ta, Jane không thể dự đoán chính xác được thời gian cô ấy qua đời. Nhưng cô cần phải lên kế hoạch để sống đến độ tuổi tối đa của cuộc đời, bởi vì cô có thể.

Tuy nhiên, Jane đã không tiết kiệm. Cô đang dựa vào An sinh xã hội và quỹ hưu trí (quỹ 401(k)) của mình cùng với số dư 150.000 USD trong tài khoản. Cô và ông chủ của mình đóng góp thuế cho quỹ An sinh xã hội 3% hàng năm. Tất cả là để duy trì cuộc sống trong thời gian nghỉ hưu của cô. Jane đang phạm sai lầm. Thời gian nghỉ hưu của cô có thể kéo dài hơn cả thời gian làm việc. Nếu cô sống đến 100 tuổi, cô cần tiết kiệm 28% tiền mua nhà mỗi năm cho đến khi nghỉ hưu!

Điều gì sẽ xảy ra nếu Jane nhận trợ cấp An sinh xã hội ở tuổi 70? Nước đi hay đấy! Điều này làm tăng chi tiêu cả đời của cô lên hơn 10% và giảm tỷ lệ tiết kiệm trước khi nghỉ hưu cần thiết của cô ấy xuống còn 16%. Và nếu cô có kế hoạch giảm mức sống của mình xuống 1,5% mỗi năm bắt đầu từ 80? Bây giờ tỷ lệ tiết kiệm bắt buộc của cô ấy là 13%.

Thật không may, Jane không tiết kiệm được gì. Nếu cô cứ tiếp tục làm như vậy, mức sống sau khi nghỉ hưu của cô sẽ bằng một nửa mức sống trước khi nghỉ hưu!

Mặc dù vậy, Jane thực sự đang trong tình trạng tốt hơn so với nhiều người. Khoảng 1/3 số người lao động trong khu vực tư nhân không có kế hoạch nghỉ hưu. Và 1/4 trong số đó không nhận được nhiều quyền lợi từ các nhà tuyển dụng.

Câu trả lời là hãy trì hoãn việc nghỉ hưu

Làm thế nào để "giải cứu" sự nghỉ hưu không tiết kiệm của Jane? Nếu Jane nghỉ hưu và nhận phúc lợi An sinh xã hội ở tuổi 70, cô sẽ không cần phải tự tiết kiệm. Và chi tiêu cả đời của cô cũng sẽ tăng 1/3!

Vâng, đây là một chiến lược mạo hiểm. Jane có thể trở thành người tàn tật. Hoặc cô có thể bị sa thải. Nhưng nếu cô không chịu tiết kiệm và đồng thời không muốn bị thiếu hụt tài chính trầm trọng khi nghỉ hưu, câu trả lời duy nhất của cô là tiếp tục làm việc.

Về phần tôi, tôi vừa bước sang tuổi 71. May mắn thay, tôi còn nhiệm kỳ và có thể tiếp tục nghiên cứu, viết sách báo và giảng dạy. Kế hoạch hiện tại của tôi là "chết trên yên ngựa". Công việc của tôi quá quý giá để có thể từ bỏ, về cả mặt tài chính, trí tuệ và tâm lý.

Về tác giả:

Laurence J: Ông đã nhận bằng Tiến sĩ của mình từ Đại học Harvard vào năm 1977. Các chuyên mục của ông đã xuất hiện trên The New York Times, WSJ, Bloomberg và Financial Times. Năm 2014, The Economist đã vinh danh ông là một trong 25 nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất thế giới. Theo dõi Laurence trên Twitter @Kotlikoff.

Tham khảo CNBC

https://cafef.vn/nghi-huu-som-la-mot-trong-nhung-sai-lam-toi-te-nhat-ve-tien-bac-day-la-ly-do-tai-sao-ban-se-hoi-han-2022020912433113.chn

Minh Phương

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên