MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghỉ hưu sớm ở tuổi 35, cựu nhân viên phần mềm chia sẻ: "Tuyệt đối không lãng phí tiền vào 4 thứ quen thuộc này!"

12-06-2020 - 19:34 PM | Tài chính quốc tế

Nghỉ hưu ở tuổi 35, cựu nhân viên phần mềm Steve Adcock chia sẻ rằng con đường đi đến quyết định này không hề dễ dàng. Vợ chồng anh luôn đưa ra những giới hạn trong việc chi tiêu hàng năm và đầu tư nhiều tiền vào thị trường chứng khoán. Phần lớn hiệu quả tiết kiệm đến từ việc cắt giảm chi tiêu.

*Bài viết là chia sẻ của Steve Adcock - một chuyên gia phân tích tài chính, viết blog về cách đạt được sự độc lập tài chính. Anh từng là một nhà phát triển phần mềm và đã nghỉ hưu sớm ở tuổi 35. Adcock còn có một số bài viết trên MarketWatch, Forbes và Business Insider.

Vào năm 2016, tôi đã bỏ công việc với mức lương 6 con số của mình trong lĩnh vực phát triển phần mềm và nghỉ hưu sớm ở tuổi 35. Vợ tôi – Courtney, khi đó 31 tuổi, cũng cùng tôi nghỉ hưu vào 1 năm sau đó.

Tuy nhiên, con đường đi đến quyết định này không hề dễ dàng. Chúng tôi phải luôn đưa ra những giới hạn trong việc chi tiêu hàng năm và đầu tư nhiều tiền vào thị trường chứng khoán. Thực tế, toàn bộ tiền lương của Courtney đã được sử dụng trong danh mục đầu tư của chúng tôi.

Phần lớn thành công của chúng tôi đến từ việc cắt giảm chi tiêu. Thời gian đầu, mọi thứ thật khó khăn, bởi cũng giống như mọi người, tôi không phải là kiểu người có lối chi tiêu tiết kiệm. Dẫu vậy, khi đã bỏ thói quen xấu trong chi tiêu, thì khoản tiết kiệm để nghỉ hưu của chúng tôi bắt đầu tăng vọt.

Tại sao mọi người luôn gặp khó khăn khi tiết kiệm để nghỉ hưu?

Theo một báo cáo từ công ty bảo hiểm Ladder năm 2019, người trưởng thành ở Mỹ trung bình chi 1.497 USD/tháng cho những thứ không cần thiết. Theo đó, con số này là khoảng 18.000 USD/năm cho những việc mà chúng ta thực sự không cần đến. Dù cắt giảm chi tiêu chỉ là một phần trong giải pháp tiết kiệm để nghỉ hưu sớm, nhưng là cách bắt đầu rất hiệu quả.

Dưới đây là một số "điều vô nghĩa" mà chúng ta thường lãng phí tiền:

1. Dùng bữa bên ngoài

Theo một cuộc khảo sát năm 2019, với sự tham gia của 2.000 người Mỹ, 69% cho biết họ đã lãng phí tiền khi đi ăn bên ngoài. Tôi hiểu điều này. Việc ra khỏi nhà và có ai đó nấu đồ ăn cho bạn thực sự rất thoải mái. Tuy nhiên, việc đó lại không hề rẻ.

Trước đây, tôi và Courtney chi 750 USD/tháng cho việc ăn uống, trong đó có cả giao đồ ăn đến nhà. Theo đó, 1 năm chúng tôi tốn 9.000 USD, nên bạn có thể ước lượng được chúng tôi đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi tự chuẩn bị bữa ăn tại nhà. Đương nhiên, đôi lúc chúng tôi vẫn dùng bữa bên ngoài, nhưng để không chi quá nhiều tiền, chúng tôi không gọi thêm đồ uống, chỉ dùng đồ miễn phí.

Ngoài ra, chúng tôi cũng không mua đồ khai vị hoặc tráng miệng, bởi trong tủ lạnh luôn có một hộp kem trong trường hợp chúng tôi muốn ăn đồ ngọt. Hơn nữa, không bao giờ nên lãng phí đố ăn thừa, chúng ta có thể tái sử dụng vào ngày hôm sau.

2. Đổi điện thoại đời mới

Thật khó để "làm ngơ" trước những mẫu điện thoại mới của Apple hay Samsung. Tuy nhiên, các thiết bị cầm tay hiện nay có chất lượng rất tốt, sử dụng được trong vài năm mà không gặp vấn đề gì. Hơn nữa, dù việc nâng cấp một chiếc điện thoại là điều tốt, nhưng nó không giúp bạn thay đổi cuộc sống.

Trong hầu hết các trường hợp, nâng cấp điện thoại chỉ có ý nghĩa khi điện thoại hiện tại của bạn có sự cố kỹ thuật lớn hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể mang đi sửa và điều này giúp bạn tiết kiệm được cả trăm USD.

Courtney và tôi đã sử dụng chiếc điện thoại cũ trong 4 năm và mua một chiếc mới vào năm ngoái. Khi quyết định không thay điện thoại mới vào mỗi năm, chúng tôi có thể tiết kiệm tới 1.500 USD. Thay vì sử dụng vào công nghệ, chúng tôi đưa số tiền đó vào thị trường chứng khoán.

3. Mua quần áo, đồ may mặc

Người Mỹ trung bình chi khoảng 1.866 USD/năm để mua quần áo và đồ may mặc, theo báo cáo của GOBankingRates công bố năm 2019. Thời trang nhanh không giúp việc mua sắm trở nên kém hấp dẫn hơn nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ loại trang phục, giày dép, phụ kiện nào cũng có thể trở nên lỗi thời trong vài tháng và bị thay thế bởi xu hướng khác. Do đó, trước khi mua sắm, bạn hãy tự hỏi rằng liệu mình có thực sự cần nó hay không.

Quy tắc mua sắm quần áo của tôi khá đơn giản và hơi giống cách của Marie Kondo: Mua càng ít càng tốt. Tôi chỉ mua những đồ cần thiết, và khi đã sử dụng, tôi sẽ mặc đến khi bạc màu, rách hoặc không còn vừa nữa.

4. Tránh mua đồ mà không kiểm soát

Những món đồ trong nhóm này là một danh mục lớn, về cơ bản đây là tất cả những đồ bạn không cần nhưng lại rất muốn mua ngay ở thời điểm đó. Ví dụ như một gói kẹo cao su ở quầy đồ thanh toán.

Hãy tin tôi, sự hài lòng ngay tức khắc sẽ biến mất ngay khi bạn nhận ra điều đó. Đã có rất nhiều lần tôi phải dừng việc lấy một gói giấy vệ sinh 24 cuộn bởi cho rằng đó là một "món hời", dù đã có rất nhiều ở nhà.

Những đơn hàng đắt tiền lại là điều nguy hiểm nhất. Ví dụ, chiếc xe đạp tại nhà của Peloton dường như là một khoản đầu tư thông minh, đặc biệt là khi bạn cho rằng bạn sẽ sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn chi 1.995 USD cho một chiếc xe đạp tập thể dụng (chưa kèm theo phí giao hàng và chi phí tham gia lợp học trực tuyến), bạn hãy cân nhắc và chắc chắn rằng sẽ sử dụng nó hàng ngày. Nếu không, chiếc xe đạp sẽ sớm đóng bụi dưới tầng hầm. 

Tham khảo CNBC

Lục Lam

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên