Nghi vấn nhiều xe quá tải dán lô gô bảo kê trên địa bàn Hà Nội?
Lực lượng thanh giao thông vận tải kiểm tra đột xuất, phát hiện nhiều xe quá tải dán lô gô nghi vấn có dấu hiệu “chống lưng” trên địa bàn Hà Nội
- 17-04-2017Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ: Phải có bảo kê mới cố tình chở quá tải
- 12-04-2017Bộ Công an điều tra vụ "ép doanh nghiệp vận tải đóng tiền bảo kê 1 triệu đồng/tháng"
- 15-03-2017Công an điều tra việc "bảo kê" đe dọa Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh
- 01-10-2016TP.HCM: Điều tra các đối tượng “cò”, “bảo kê” xây dựng không phép
Liên tiếp những ngày qua các đội Thanh giao thông Hà Nội đã kiểm tra xử lý đột xuất xe quá tải cơi nới trên địa bàn phụ trách. Cụ thể, ngày 29/12, đội Thanh tra giao thông quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã kiểm tra xử lý đột xuất xe quá tải, xe cơi nới trên tuyến đường Phạm Văn Đồng và một số tuyến đường trên địa bàn. Nhiều xe qua đây có dấu hiệu quá tải nhưng thấy bóng dáng lực lượng chức năng, toàn bộ các phương tiện loại này đều nằm im. Suốt buổi sáng lực lượng TTGT Bắc Từ Liên chỉ xử lý được 1 trường hợp quá tải 50% và 1 trường hợp xe chở vật liệu rơi vãi trên đường.
Đội TTGT Bắc Từ Liêm yêu cầu một xe tải dừng để kiểm tra.
Theo lãnh đạo Thanh tra giao thông Bắc Từ Liêm, ngay khi phát hiện các xe có dấu hiệu chở hàng quá tải, tổ thanh tra đã yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Tuy nhiên, lái xe liên tục “câu giờ”, không hợp tác bằng cách ngồi trong cabin, gọi điện liên tục để nhờ vả người quen xin xe. Sau nhiều tiếng đồng hồ, lái xe mới chịu ký vào biên bản xử phạt. Khi lực lượng chức năng xuất hiện dừng xe, hàng loạt xe khác có báo để nằm im. Sau khi khi tổ kiểm tra rời đi, các xe lại chạy rầm rộ.
Thống kê của Thanh tra giao thông Bắc Từ Liêm, 6 tháng cuối năm 2017, đơn vị xử lý 146 vụ với tổng số tiền phạt hơn 358 triệu đồng. Trong đó xử lý xe quá khổ quá tải là hơn 248 triệu đồng. Riêng tuyến đường Phạm Văn Đồng phát hiện xử lý 25 vụ xe chở hàng quá khổ, quá tải.
Trước đó, đêm 26/12, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã kiểm tra đột xuất phát hiện nhiều xe quả tải trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cũng trên đoạn đường Phạm Văn Đồng, đoàn công tác phát hiện nhiều xe tải chở vật liệu đang lưu thông có biểu hiện quá tải, lực lượng Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu dừng xe để kiểm tra tải trọng. Kết quả kiểm tra 3 xe tải chở vật liệu đều vi phạm chở quá tải trọng quy định, trong đó 2 xe vi phạm chở quá tải trọng và vi phạm cơi nới kích thước thành thùng.
Cụ thể, xe mang biển số 29C - 80446 quá tải thiết kế 54%, cầu đường 30%; xe mang biển số 90C - 06079 quá tải thiết kế 178%, quá tải cầu đường 93% đồng thời vi phạm cơi nới thành thùng lên đến 1500mm/900mm; xe mang biển số 29C - 80993 quá tải thiết kế 317%, quá tải cầu đường 113%, cơi nới thành thùng 1700mm/600mm.
Xử phạt vi phạm.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý các xe với mức phạt 184 triệu đồng cho các lỗi cộng dồn đối với cả lái xe và doanh nghiệp.
Điều đáng quan ngại là khi bị bắt, các lái xe không hợp tác, liên tục gọi điện thoại can thiệp. Chỉ đến khi biết không thể can thiệp, các xe quá tải mới chịu cân xe và xuất trình giấy tờ. Qua kiểm tra, các xe đều quá tải từ 50 – 100%. Đáng chú ý là trên các xe quá tải này đều có logo riêng cho thấy sự “chống lưng’ của các doanh nghiệp chủ xe để ngang nhiên hoạt động.
Theo ông Nguyễn Văn Huyện Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc dán logo riêng như “LD”, “9999”, dán màu phản quang… để nhận biết chứng tỏ các xe này có dấu hiệu được “chống lưng”. Lực lượng “chống lưng” này chủ yếu là đội ngũ thực thi công vụ.
Cân xe.
Lãnh đạo Tổng cục đường bộ cho biết, tất cả xe quá tải có dán logo riêng sẽ được chuyển danh sách đến Công an Hà Nội để điều tra hoạt động bảo kê. Thực tế này cho thấy công tác kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến đường vành đai của Hà Nội có dấu hiệu bị buông lỏng. UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo thanh tra và công an vào cuộc, kiểm soát tải trọng xe trên tất cả các đường, thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm xe quá tải của thành phố Hà Nội vẫn còn chậm, vẫn để tình trạng xe quá tải các tỉnh vào địa bàn thành phố. Cũng qua kiểm tra thực tế, dường như các xe này có tình trạng “bảo kê” khi có rất nhiều xe ô tô, xe máy và các lực lượng theo dõi đoàn làm việc để cung cấp thông tin.
Trước đó, như VOV.VN thông tin Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã có chỉ đạo về việc tiếp nhận xử lý đơn kiến nghị của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó đội trưởng Đội thanh tra GTVT Thanh Xuân. Cụ thể, Chủ tịch UBND thành phố giao Giám đốc Công an thành phố tổ chức điều tra, kết luận, xử lý đơn theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện. Đơn kiến nghị “tố” Chánh thanh tra Sở, ông Trần Đăng Hải "bảo kê rất nhiều doanh nghiệp vận tải ở Hà Nội và một số doanh nghiệp các tỉnh lân cận có xe chở hàng quá tải, quá khổ vào Hà Nội".
VOV