Nghỉ việc để chăm mẹ già suốt 7 năm, khi bà qua đời, tôi ngỡ ngàng trước cái tên được thừa hưởng cả gia tài
Để chăm mẹ già, chị Lưu đã quyết định từ bỏ công việc đã gắn bó nhiều năm. Nhưng lời trăn trối của bà khiến chị khó nghĩ.
- 15-09-2024Làm giúp việc cho bà lão U80 suốt 10 năm, tôi bàng hoàng khi được thừa kế 276 triệu đồng: Thà nghỉ việc chứ nhất quyết không nhận tiền
- 12-09-2024Cụ bà viết di chúc để lại 10 tỷ đồng cho con trai: Cô con gái không được xu nào thừa kế vẫn ủng hộ, còn thầm cảm ơn
- 11-09-2024Em trai qua đời, 4 anh ruột đến nhận thừa kế nhà 5 tỷ đồng lại bị “người dưng” chặn cửa: Phán quyết của tòa án gây xôn xao
- 10-09-2024Từ chối cho con gái vay tiền nhưng sẵn sàng để con trai thừa kế 3 tỷ đồng: Không ai trách tôi thiên vị vì 1 nguyên do
* Câu chuyện của chị Lưu 40 tuổi (Trung Quốc) khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, chị Lưu phải bỏ lỡ năm học lớp 12 để đi làm kiếm tiền phụ cha mẹ. Bố chị là công nhân, còn mẹ là thợ may làm việc tại nhà. Sau chị Lưu còn có một người em trai ít hơn 6 tuổi, được cả nhà hết lòng đùm bọc.
Để có tiền nuôi bản thân và hỗ trợ gia đình, chị Lưu từng làm nhiều công việc khác nhau như: gia sư, thợ may, lao công và bảo vệ tại trường học. Năm 33 tuổi, chị Lưu được người quen giới thiệu vào làm tại một nhà máy dệt ở tỉnh. Công việc ở đây không quá nặng nhọc lại có mức lương ổn định nên chị luôn nỗ lực để gắn bó lâu dài.
Sau 4 năm làm việc, chị được bổ nhiệm chức vụ trưởng nhóm, thu nhập cũng tốt hơn khi xưa. Một năm sau, chị Lưu quyết định kết hôn với một người người đàn ông là đồng nghiệp lâu năm. Thấu hiểu hoàn cảnh của nhau, cuộc sống hôn nhân của chị Lưu và chồng vô cùng êm ấm, hạnh phúc.
Về phía người em trai, học xong cấp 3, cậu được cả gia đình ủng hộ học lên đại học. Sau 4 năm trời ròng rã, em trai chị Lưu xuất sắc tốt nghiệp loại giỏi, sau đó tìm được công việc tốt trong thành phố. Khi kết hôn, cậu còn được bố mẹ góp tiền mua nhà, cùng với đó là khoản tiền 50.000 NDT (khoảng 174 triệu đồng) làm vốn. Đó là hơn nửa số tài sản mà bố mẹ chị Lưu đã tiết kiệm được trong suốt cuộc đời.
Không lâu sau, bố chị Lưu đột ngột qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo. Lo mẹ tủi thân, chị Lưu và chồng quyết định đón bà sang ở chung. Một thời gian sau, sức khỏe của mẹ sa sút, chị Lưu buộc phải nghỉ việc để ở nhà phụng dưỡng bà. Để có thêm thu nhập, chị quyết định mở một cửa hàng ăn sáng ngay tại nhà.
Tuổi già sức yếu, mẹ chị Lưu nhiều lần phải vào viện để điều trị. Có lần, bà nằm viện suốt 2 tháng trời và người duy nhất ở bên là con gái cả. Biết em trai rất bận, chị Lưu một mình chăm mẹ già mà không hề phàn nàn.
Ngày qua ngày, bệnh tình của mẹ dần trở nặng. Chị Lưu cũng không thể túc trực cạnh bà cả ngày. Chị chủ động liên hệ nhờ em trai hỗ trợ nhưng cậu ta từ chối với lý do bận bịu công việc, còn vợ phải chăm con nhỏ. Tiến thoái lưỡng nan, chị Lưu lại tự mình xoay xở mọi việc.
Thời gian sau, mẹ chị Lưu biết bản thân không sống được bao lâu, liền gọi các con về phân chia tài sản. Bà lấy ra tờ giấy chứng nhận sở hữu đất và 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng) đưa cho cậu con trai. Với vợ chồng con gái, bà chỉ nhắn nhủ vài điều kèm lời cảm ơn.
Các cô dì trong nhà đều tỏ rõ sự bất bình trước quyết định chia tài sản của người mẹ. Mọi người cho rằng bà quá thiên vị con trai, trong khi con gái mới là người chăm sóc bà suốt những năm cuối đời.
Biết mẹ muốn dành hết tài sản cho em trai, chị Lưu buồn bã, hụt hẫng nhưng chẳng nói một lời. Vốn chịu thiệt thòi từ nhỏ, với chị Lưu, phụng dưỡng cha mẹ là điều nên làm. Sau cùng, chị vẫn mãn nguyện vì đã làm tròn bổn phận của người con, không phải nuối tiếc bất kỳ điều gì.
Theo Toutiao
Đời Sống Pháp Luật