Em trai qua đời, 4 anh ruột đến nhận thừa kế nhà 5 tỷ đồng lại bị “người dưng” chặn cửa: Phán quyết của tòa án gây xôn xao
Quyết định chia tài sản của người đàn ông Trung Quốc khiến anh em ruột bất bình, kiện người được nhận thừa kế ra tòa.
- 03-09-2024Người đàn ông qua đời sau khi bán nhà, vợ con bàng hoàng khi 2 "người dưng" đến đòi thừa kế: Tòa án có phán quyết ít ai ngờ
- 01-09-2024Cụ bà 70 tuổi cho con trai thừa kế 4 bất động sản nhưng bị ốm lại yêu cầu con gái chăm sóc: Nguyên do ai nghe cũng khó chấp nhận
- 30-08-2024Sau khi sống ở nhà 2 người con và viện dưỡng lão, cụ bà nhận ra ai sẽ có tên trong di chúc thừa kế số tài sản 35 tỷ đồng
Năm 2015, Tòa án nhân dân cấp quận tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) nhận được hồ sơ vụ án tranh chấp thừa kế giữa 4 anh em ruột họ Trần và một người phụ nữ họ Lý. Cụ thể, người đàn ông tên Trần Huy, 58 tuổi, vừa qua đời do bệnh ung thư, để lại tài sản là căn nhà trị giá 1,5 triệu NDT (5,1 tỷ đồng). Ông Trần vốn không kết hôn, không có con nên sau khi ông qua đời, 4 người anh ruột đã tìm đến căn nhà này để làm thủ tục nhận thừa kế.
Điều họ bất ngờ là một người phụ nữ lạ mặt lại có trong tay chìa khóa nhà ông Trần, chặn cửa và nói rằng cô mới là người thừa kế hợp pháp của bất động sản này. 4 anh ruột của Trần Huy vô cùng bất bình, cho rằng bà Lý là kẻ lừa đảo nên họ xảy ra tranh cãi kịch liệt. Lúc này cô Lý lấy ra tờ di chúc do chính ông Trần lập trước khi qua đời, ghi rõ bất động sản này thuộc quyền sở hữu của cô. Người thân Trần Huy ngỡ ngàng, không tin đó là di chúc hợp pháp nên nộp đơn ra tòa nhờ phân xử.
Ngay khi phiên tòa bắt đầu, anh em họ Trần đưa ra lý lẽ cho rằng cô Lý lợi dụng thời gian ông Trần bị bệnh không minh mẫn để tiếp cận nhằm chiếm đoạt tài sản. Thậm chí còn tìm được một người làm chứng mối quan hệ giữa cô Lý và ông Trần không đúng mực trong khi cô đã có gia đình. Họ cho rằng thời điểm lập di chúc, em trai bệnh nặng nên không đủ năng lực hành vi dân sự để đưa ra quyết định tỉnh táo.
Cô Lý phản biện anh em họ Trần vu khống, không có bằng chứng xác thực về mối quan hệ với người quá cố. Thẩm phán cũng lên tiếng dù mối quan hệ giữa họ là gì cũng không ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc. Người thân ông Trần đuối lý, yêu cầu bà Cao chứng minh tính hợp pháp của di chúc. Kết quả, chữ viết tay trên di chúc đều là của Trần Huy. Cô Lý cũng cung cấp đoạn ghi hình, ghi âm có sự xác thực của luật sư.
Khi quyết định để lại căn nhà cho cô Lý, ông Trần đã nghĩ đến khả năng tranh chấp có thể xảy ra. Vậy nên người đàn ông này đã nhờ một người bạn luật sư tư vấn thủ tục làm di chúc. Trong video có thể thấy rõ tuy thần sắc không tốt, giọng hơi khàn nhưng cách ông Trần Huy nói chuyện rất rõ ràng, mạch lạc. Điều này cho thấy quyết định cho ai thừa kế tài sản được đưa ra khi người đàn ông này còn tỉnh táo, không bị ai ép buộc hay tác động.
Dựa trên những bằng chứng 2 bên cung cấp, thẩm phán đưa ra phán quyết di chúc của ông Trần có hiệu lực, đúng với quy định của pháp luật và căn nhà sẽ thuộc quyền sở hữu của cô Lý.
Anh em họ Trần tức giận mắng mỏ cô Lý dùng “thủ đoạn” để dụ dỗ ông Trần. Người phụ nữ chất vấn ngược lại, hỏi họ lý do thời gian ông Trần bị bệnh lại không có bất cứ người thân nào chăm sóc. Cô Lý và gia đình cô là người đồng hành cùng ông Trần từ lúc nhập viện, chưa từng nhìn thấy những người anh em nào dù chỉ một lần. Lúc này 4 người mới đuối lý, lặng lẽ rời khỏi tòa.
Phán quyết của Tòa án gây xôn xao bởi không ít người lầm tưởng chỉ cần chứng minh mối quan hệ anh em ruột với Trần Huy, 4 người anh cũng sẽ có phần trong tài sản thừa kế. Trên thực tế, di chúc phản ánh nguyện vọng của người quá cố, nếu được Tòa án công nhận tính hợp pháp thì sẽ được thực hiện đúng theo nội dung di chúc, không phân biệt người thừa kế là người thân hay “người dưng”.
Dù vậy, hầu hết mọi người đều đồng tình với phán quyết của tòa bởi sự tận tâm của cô Lý với bạn xứng đáng với tài sản cô được thừa kế, còn những người anh ruột nên chịu cảnh tay trắng.
Đời sống Pháp luật